Các công thức hóa học là bước đầu tiên mà một người muốn chinh phục được bộ môn Hóa học cần phải trải qua trước khi tìm hiểu và khám phá sâu hơn môn được xem như là một nhánh của khoa học tự nhiên. Công thức hóa là bước căn bản mà bạn cần phải học kỹ trước khi tìm hiểu những thứ cao hơn về bộ môn này, bài viết sau sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về công thức trong hóa học nhé.
Công thức hóa học là gì, có quan trọng không?
Các công thức hóa học được biết đến như là một ký hiệu khoa học có chức năng mô tả số lượng và tên của nguyên tử có trong một phần tử nhất định. Những công thức này sẽ giúp giới thiệu, cung cấp các thông tin về cấu tạo của một chất, hình dạng và cách mà nó sẽ trực tiếp trao đổi tương tác với các phần tử khác bên trong hợp chất.
Để có thể nắm bắt được công thức hóa thì bạn cần phải nắm vững bằng lòng bảng nguyên tố hóa học để có thể biết được ký hiệu và tên các hợp chất. Thông thường để có thể hiểu được các công thức hóa học thì điều đầu tiên bạn cần phải hiểu đó chính là tên, ký hiệu của các chất trong những công thức, nếu bạn không nhớ các ký hiệu trong bảng tuần hoàn hóa học thì rất khó để theo đuổi và tìm hiểu môn này.
Các công thức hóa học còn được phân chia ra thành rất nhiều loại công thức tiêu biểu khác như công thức theo cấu trúc, công thức phân tử, công thức cô đặc, công thức thực nghiệm và còn vô vàn những điều thú vị như bảng hóa trị. Công thức tính mol và rất nhiều điều hay mà Hóa học sẽ mang đến cho bạn nếu bạn yêu thích, tìm tòi và học hỏi các công thức mà bộ môn này mang đến.
Có bao nhiêu loại công thức hóa học mà bạn cần biết?
Tiếp theo đây bài viết sẽ phổ biến đến bạn các công thức hóa học mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn làm chủ được hóa học. Đây là những công thức được đánh giá là cực kỳ quan trọng và được xem như là tinh hoa của Hóa học nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung.
Công thức phân tử trong Hóa
Được hiểu như là là một phép tính, biểu thức cho biết được cụ thể số lượng và loại nguyên tử có trong phân tử của chất hóa học. Trong công thức phân tử được phân chia thành 2 loại là công thức phân tử được biết đến là dạng công thức đầy đủ nhất của hợp chất và công thức phân tử đơn giản nhất được hiểu như là công thức rút gọn để người thực hiện có thể đơn giản và dễ dàng hơn.
Hợp chất nào dùng được trong các công thức hóa học phân tử
Tuy vậy không phải hợp chất nào cũng phù hợp với công thức phân tử đơn giản nhất. Có tổng cộng là 5 hợp chất là Metan, Etilen, Ancol Etylic, Axit Axetic và Glucozo, Chỉ có Etilen, Axit Axetic và Glucozo là có thể rút gọn bằng công thức phân tử đơn giản nhất và các hợp chất này được gọi là các hợp chất hữu cơ và bạn cần phải lưu ý thông tin này trước khi viết công thức.
Công thức các chất hữu cơ viết như thế nào?
Các công thức hóa học của hợp chất vô cơ được viết và tuân theo 2 nguyên tắc đó là công thức dùng cho 3 nguyên tố hóa học và công thức bao gồm 2 nguyên tố hóa học. Theo đó thì công thức sẽ có dạng AxByCz trong đó thì A, B và C là những nguyên tố hóa học cấu tạo nên chất và x, y, z là những chỉ số của mỗi nguyên tố bên trong chất được gọi là số nguyên.
Công thức thực nghiệm
Công thức thực nghiệm sẽ đại diện và thể hiện cho số lượng nguyên tử tương đối của từng nguyên tố bên trong hợp chất. Công thức này chỉ thể hiện được tổng quát, rút gọn của công thức và xác định được trọng lượng của các nguyên tử trong phân tử.
Một vài trường hợp thì công thức phân tử và công thức thực nghiệm sẽ có phần tương đồng nhau, ví dụ là Oxi H2O. Tuy vậy đối với một vài hợp chất khác điển hình là trường hợp của Glucose CH2O.
Công thức cấu trúc mà hóa học mang đến
Nếu như các công thức hóa học phân tử được xem là tính toán khối lượng mà các phân tử có được thì công thức cấu trúc sẽ giúp cho bạn có thể nhìn được hình dáng của hợp chất hóa học. Công thức cấu trúc yêu cầu người thực hiện phải thật sự tỉ mỉ và chính xác để có thể mô tả và vẽ được đúng với hợp chất mà bạn đang muốn viết ra.
Các loại công thức hoá học cần nhớ
Có hàng trăm các công thức hoá học khác nhau và hiện nay mỗi ngày vẫn đang có các công thức được mới được sinh ra. Thế nhưng không bắt buộc chúng ta phải nhớ hết tất cả chúng mà chỉ có vài công thức cần phải luôn nhớ trong đầu. Vì chúng xuất hiện khá dày đặc nên việc ghi nhớ cũng sẽ giúp bạn ứng dụng vào bài học và đời sống dễ hơn, nhanh hơn.
Công thức để tính nồng độ C%
Nồng độ phần trăm có lẻ là một trong những cái khái niệm quen thuộc nhất với chúng ta. Nồng độ phần trăm của một dung dịch tức là cho biết được đại lượng của bao nhiêu gam dung dịch đó sẽ có bao nhiêu chất tan. Ký hiệu chung của loại nồng độ này là C%. Vậy thì khi gặp quá nhiều thì chúng ta cần áp dụng công thức để tính ra chúng và công thức của chúng là gì ?
Đó chính là: C%= mct : mdd x 100%. Giải nghĩa các từ viết tắt trong công thức này như sau: mct tức là khối lượng của chất tan, tương tự mdd chính là khối lượng của dung dịch và cuối cùng như đã nói ở trên C% là nồng độ phần trăm của dung dịch. Từ công thức gốc như trên, chúng ta có thể suy ngược ra nhiều công thức khác.
- Mct = (mdd x C%)/ 100%
- Mdd = (mct x 100%) / C%
Công thức để tính nồng độ mol
Một trong các công thức hóa học mà ta thường gặp nhiều không kém đó chính là công thức tính nồng độ mol. Loại công thức này thường nằm ở lời giải đầu của một bài toán hoá học. Bởi chỉ khi tìm được số mol chúng ta mới có thể tiến hành tính được các số liệu khác mà bài yêu cầu trong đề. Nồng độ mol chính là biểu thị cho số mol có trong một loại dung dịch và ký hiệu mặc định của loại nồng độ này là M.
Công thức tính của chúng được biểu diễn như sau: CM = n/Vdd. Trong đó các kí hiệu được hiểu lần lượt là: CM chính là nồng độ mol, n chính là số mol của chất tan và cuối cùng Vdd chính là thể tích của dung dịch. Nhưng nếu gặp vào những trường hợp đề không cho bạn số mol (n) thì có thể tìm nó bằng cách áp dụng công thức n = V/22,4.
Công thức tính khối lượng của các hợp chất rắn
Công thức này thường hay không được chú trọng vì sẽ có những bài tập không cần dùng đến. Thế nhưng hầu hết tần suất chúng xuất hiện ở các bài tập tương đối nhiều thế nên bạn cũng cần phải ghi nhớ nó để áp dụng vào khi cần thiết. Công thức này cũng cực kỳ ngắn gọn và dễ nhớ, chúng được biểu diễn như sau: m = n x M tương tự như trên thì trong đó n và M lần lượt là số mol và khối lượng mol, còn m chắc chắn là khối lượng chất rắn.
Ý nghĩa của công thức hóa học
Trong phần tiếp theo bài viết sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa mà công thức hóa học mang đến cho bạn. Hiểu rõ những ý nghĩa mà các công thức mang lại sẽ giúp bạn cảm thấy thú vị, yêu thích hóa học và các công thức hóa học khi bạn tìm hiểu và thực hiện các thao tác tính toán và ghi ra các công thức.
Giới thiệu được hợp chất
Ý nghĩa đầu tiên mà các công thức hóa học sẽ giúp cho bạn đó chính là giới thiệu được tên của từng chất và sự phụ thuộc của các hợp chất đó với nhau thông qua công thức hóa học. Ví dụ công thức hóa học của CO2 sẽ giúp cho bạn có thể hiểu được là Cacbon và Oxi có thể phụ thuộc và tác động lẫn nhau.
Có thể làm rõ được số nguyên tử của các chất
Ngoài giới thiệu được hợp chất và mức độ phụ thuộc của các phân tử bên trong hợp chất thì các công thức hóa học còn có thể làm rõ được số nguyên tử bên trong hợp chất. Ví dụ đối với khí Cacbonic có công thức hóa học là CO2 thì trong trường hợp này số phân tử của cacbon CO sẽ là 1 và Oxi có trong Cacbon sẽ là 2.
Có thể biết được số phân tử khối
Phân tử khối được hiểu là khối lượng của một đơn vị cacbon viết tắt là dvc, và phân tử khối một chất sẽ bằng tổng nguyên tử khối có trong phân từ của các nguyên tử đó. Ví dụ trong trường hợp của CO2 thì đơn vị cacbon của các công thức hóa học này sẽ là 44 đvc, cách tính rất đơn giản bạn chỉ cần lấy phân tử khối của CO là 12 và Oxi có phân tử khối của 32 cộng lại sẽ ra được con số trên.
Công thức hóa học áp dụng cho đời sống hàng ngày
Không riêng gì khoa học, hóa học còn có thể áp dụng được trong đời sống hàng ngày của bạn. Áp dụng các công thức hóa học vào đời sống sẽ giúp bạn có thể tính toán và am hiểu tường tận những hợp chất vẫn đang tồn tại xung quanh chúng ta trong đời sống thường ngày, sau đây sẽ là một vài điểm mà công thức hóa học hỗ trợ bạn trong đời sống thường ngày.
Ứng dụng để tạo ra cồn rửa tay
Ứng dụng tiêu biểu mà hóa học mang đến trong thời buổi dịch covid đang diễn ra căng thẳng đó chính rượu etylic. Rượu Etylic với công thức hóa học là C2H6O hoặc là C2H5OH sẽ có thể giúp cho bạn điều chế được cồn với mức độ sát khuẩn là 90 độ và loại cồn này là vô cùng thân thiện với da tay của bạn.
Luộc rau bằng muối
Natri Clorua hay NaCl là hợp chất vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta khi đây là tên gọi hóa học của muối. Muối có thể dùng để ăn cũng như thường được dùng như là chất để sát trùng, sát khuẩn các loại thực phẩm trước khi tiến hành chế biến, muối sẽ giúp cho các món ăn có thể đảm bảo sạch sẽ các tạp chất và ăn muối cũng giúp ích cho sự phát triển cơ thể của bạn.
Kết bài
Các công thức hoá học luôn là những kiến thức quan trọng trong đời sống chính vì thế mà bạn cần ghi nhớ chúng dài lâu để áp dụng lúc cần thiết. Mỗi ngày đều có một công thức hoá học mới được sinh ra nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của con người thế nên đừng quên trau dồi thêm cho mình kiến thức về hóa thông qua những công thức trên bạn nhé!