Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ rất thông minh khi nắm bắt được xu hướng trong tương lai và quyết định lựa chọn ngành công nghệ sinh học. Tuy nhiên, đối với nhiều học sinh, có thể đây vẫn là một ngành mới lạ. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin và tiềm năng của lĩnh vực này trong tương lai nhé!
Tìm hiểu lĩnh vực công nghệ sinh học là gì?
Để có thể có những hiểu biết chính xác về ngành nghề này, trước tiên các bạn trẻ cần nắm rõ được công nghệ sinh học là gì. Về bản chất, đây được biết đến là một lĩnh vực kết hợp giữa công nghệ và sinh học.
Cụ thể là những quy trình kỹ thuật hiện đại và nền tảng khoa học sinh học như vi sinh vật, động vật, tế bào thực vật để có thể sản xuất ra những chế phẩm sinh học chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho con người và cho nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Cụ thể như:
- Đối với ngành nông nghiệp, ứng dụng giữa công nghệ và sinh học giúp nâng cao năng suất của vật nuôi; phát triển đa dạng những giống cây trồng mới biến đổi gen, tìm phương pháp tăng sức đề kháng cho cây trồng; nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất chế phẩm sinh học trong nông nghiệp;…
- Đối với ngành dược học: với sự kết hợp giữa công nghệ và sinh học giúp nghiên cứu ra nhiều loại vacxin tăng cường khả năng đề kháng của con người; chế tạo ra nhiều loại dược phẩm thiên nhiên;…
- Đối với ngành y học: công nghệ và sinh học được áp dụng giúp việc chẩn đoán chính xác các loại bệnh; điều trị các bệnh lý; nghiên cứu phát triển kỹ thuật xét nghiệm; nghiên cứu công nghệ tế bào gốc;….
Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật công nghệ là thuật ngữ chỉ lĩnh vực có những chuyên viên, kỹ sư hay công nhân với khả năng sáng tạo, vận dụng những thành tự khoa học kỹ thuật công nghẹ để thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất để có thể đem lại giá trị kinh tế cao nhất, đồng thời nâng cao và cải thiện cuộc sống của con người.
Chính nhờ có những kỹ thuật công nghệ mà nhiều lĩnh vực trong đời sống con người như: kiến trúc, điện tử viễn thông, tự động hóa, kỹ thuật điện,… có thể được xử lý dễ dàng hơn. Đồng thời đảm bảo hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc không có sự xuất hiện của những nhóm ngành kỹ thuật công nghiệp khác.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, ngành kỹ thuật công nghệ đã thể hiện thêm nhiều tác động để giúp cuộc sống con người ngày một cố ý ích hơn. Đồng thời, giúp con người nhanh chóng chạm tới thời đại văn minh và hiện đại hơn với những kỹ thuật công nghệ của tương lai.
Thông tin chương trình đào tạo ngành công nghệ sinh học
Để giúp những em học sinh đang có định hướng nghề nghiệp theo ngành này có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực công nghệ và sinh học. Sau đây là giới thiệu về một chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học ở bậc đại học hiện nay để các bạn học sinh có thể tham khảo qua.
Những môn học đào tạo ngành công nghệ sinh học
Hiện nay, tùy cơ sở giáo dục Đại học sẽ có một chương trình đào tạo cho chuyên ngành này với nhiều môn học khác nhau. Trong đí, phổ biến nhất một số môn chuyên ngành mà các bạn sinh viên sẽ được học tập để trau dồi kiến thức liên quan đến lĩnh vực này như sau:
- Môn học Kỹ thuật di truyền: Nguyên lý và Ứng học
- Môn học Công nghệ tế bào của động vật
- Môn học Công nghệ vi sinh
- Môn học Kỹ thuật về di truyền, nguyên lý và ứng dụng
- Môn học Công nghệ tế bào của thực vật
- Môn học Sinh thái vi sinh vật
- Môn học Công nghệ vi sinh
- Môn học Côn trùng đại cương
- Môn học Nguyên lý trồng trọt
- Môn học Sinh học phát triển động vật
- Môn học Sinh học phát triển thực vật
- Môn học Công nghệ về Protein-enzyme
- Môn học Công nghệ nuôi cấy mô và và tế bào thực vật
Ngoài ra còn rất nhiều môn học khác có liên quan tới nhiều khía cạnh của lĩnh vực này. Các bạn nên tham khảo trực tiếp chương trình đào tạo của từng trường đại học để nắm bắt được chính xác chương trình đào tạo của ngành này nhé!
Kiến thức chuẩn đầu ra khi học ngành công nghệ sinh học
Với những sinh viên của ngành này, sau khi trải qua 4 năm đào tạo tại các môi trường đại học, về tổng quan sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này như sau:
- Những kiến thức nền tảng về sinh hóa, sinh học tế bào, sinh học phân tử, vi sinh, sinh lý thực vật, di duyền, lý sinh, an toàn và đạo lý sinh học.
- Kiến thức về chuyên ngành và nền tảng như: kỹ thuật công nghệ gen, tin sinh học, phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật, quá trình thiết bị công nghệ, chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ, ứng dụng thống kê trong nghiên cứu, ….
- Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực: công nghệ sinh học (CNSH) công nghiệp, CNSH nông nghiệp, CNSH y dược và vật liệu sinh học.
- Kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực này như: thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu cụ thể; sử dụng phương pháp thí nghiệm hiện đại.
Nên lựa chọn học công nghệ sinh học ở đâu?
Hiện nay tại Việt Nam, nắm bắt được xu hướng và sự phát triển của ngành học trong tương lai, đã có rất nhiều trường đại học có chuyên ngành đào tạo về lĩnh vực này. Sau đây là một số thông tin về các trường đại học có ngành học này và có chất lượng giảng dạy tốt nhất hiện nay.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Bên cạnh trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Bách khoa cũng là một ngôi trường có ngành học CNSH rất nổi tiếng. Với đội ngũ giảng viên là những giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có chuyên môn vững vàng đảm bảo chất lượng giảng dạy cực kỳ tốt của chuyên ngành này.
Sinh viên sau khi gia trường đều có đủ năng lực tham gia rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến ngành nghề, hay làm việc tại những viện nghiên cứu trong lĩnh vực này. Đồng thời đóng góp không có nhỏ vào sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sinh học tại Việt Nam ta.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đây là ngôi trường luôn dẫn đầu về chất lượng giảng dạy ngành học này trong suốt nhiều năm qua. Khi lựa chọn học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, sinh viên sẽ được tiếp xúc với rất nhiều giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Sinh viên khi lựa chọn học ngành học này tại đây sẽ đảm bảo được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến nghề nghiệp cụ thể. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp nhận thấy có rất nhiều các nhà khoa học đầu ngành, các lãnh đạo, các trường đại học,… đều có sự xuất hiện của sinh viên trong ngành.
Cơ hội làm việc rộng mở, đa lĩnh vực khi ra trường
Nhiều học sinh, bậc phụ huynh khi chưa có những tìm hiểu kỹ, thường nghĩ rằng ngành công nghệ sinh học là một ngành không có tương lai, không có cơ hội việc làm phong phú, đa dạng như những ngành nghề khác.
Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm về ngành nghề này. Dưới đây cùng điểm qua những cơ hội việc làm mà những sinh viên ngành học này có thể làm sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhé!
Trở thành giảng viên tại các trường Đại học
Với những sinh viên xuất sắc, sau khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có thể trở thành giảng viên chuyên ngành ở các trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam. Khi ngành học này ngày một phát triển trong tương lai yêu cầu một số lượng giảng viên lớn, chất lượng để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu giảng dạy ngày một cao hơn của các trường.
Làm việc tại phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
Trong các doanh nghiệp thời gian gần đây, các phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm được quan tâm, đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy đây là cơ hội việc làm rất tốt cho những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành học liên quan đến công nghệ sinh học có thể trải nghiệm, gắn bó và cống hiến trong lĩnh vực này sau khi ra trường.
Làm việc tại Viện & Trung tâm nghiên cứu
Hiện nay, với yêu cầu phát triển ngày một cao của lĩnh vực công nghệ sinh học, các Viện nghiên cứu và các Trung tâm nghiên cứu luôn tìm kiếm những nhân lực để phục vụ cho phát sự phát triển mạnh mẽ này.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn làm việc tại: Viện Nghiên cứu gen, Viện Sinh học Nông nghiệp, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Công nghệ Thực phẩm,…
Trở thành Chuyên viên quản lý Khoa học & Công nghệ
Những sinh viên chuyên ngành học này hoàn toàn có đủ khả năng và đủ kiến thức để có thể trở thành những chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ. Đây cũng là một vị trí làm việc mới, ngoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn cũng cần được bồi dưỡng thêm về nhiều kỹ năng khác để có thể đáp ứng được ưu cầu của từng cơ quan quản lý.
Kinh doanh hóa chất & thiết bị vật tư
Đối với những sinh viên công nghệ sinh học có đam mê kinh doanh, sau khi học xong ngành hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động kinh doanh hóa chất, thiết bị vật tư trong lĩnh vực này. Với những kiến thức đã tích lũy trong những năm đại học, họ sẽ là những người có đủ khả năng, đủ kiến thức để có thể cung cấp chính xác những thiết bị, hóa chất cần thiết cho lĩnh vực này.
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp những thông tin tổng quan về ngành công nghệ sinh học – một trong những ngành học xu hướng của tương lai. Mong rằng với những thông tin này giúp các bạn trẻ sẽ có cái nhìn khách quan hơn về ngành nghề này nhé!