Đông cơTìm hiểu về đồng hồ nước điện tử - Thông tin và...

Tìm hiểu về đồng hồ nước điện tử – Thông tin và ứng dụng

Đồng hồ nước điện tử – loại thiết bị sử dụng cảm biến điện từ để đo lường lưu lượng dòng chảy đi qua. Khi đo xong, kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình LCD, đồng thời thiết bị được đấu nối về trung tâm điều khiển. Chính nhờ những ưu điểm nổi bật này, chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu về thiết bị trong bài ngày hôm nay.

Khái niệm đồng hồ nước điện tử

Magnetic flow meter, mag meter hay electromagnetic flow meter, được biết đến với tên gọi khác là đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử hoặc đồng hồ đo lưu lượng bằng cảm biến điện từ, đồng hồ đo lưu lượng nước kiểu điện từ,.. Đồng hồ nước điện tử là loại đồng hồ đo lưu lượng nước trong đường ống bằng cách dùng cảm biến từ để đo lường thông số rồi đưa ra kết quả hiển thị qua màn hình LED, LCD. 

Tín hiệu phát ra kết nối với phòng điều khiển để kiểm soát lưu lượng nước trong đường ống qua màn hình điều khiển như máy tính, thiết bị di động hay các thiết bị ở phòng điều khiển. Đồng hồ nước điện tử sử dụng nhiều cho các ứng dụng ở nhà máy xử lý nước thải, hệ thống chung cư, đô thị, resort hay các nhà máy bia, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy giấy, nhà máy sản xuất hóa chất,…

Khái niệm đồng hồ nước điện tử
Khái niệm đồng hồ nước điện tử

Đồng hồ nước điện tử được cấu tạo như thế nào?

Đồng hồ đo nước điện tử bao gồm 2 thành phần chính: Phần mặt hiển thị, phần thân đồng hồ.

Phần mặt hiển thị đồng hồ nước điện tử

Bộ phận mặt hiển thị của đồng hồ đo nước dạng điện tử có 2 dạng phổ biến như:

  • Đồng hồ đo nước điện tử màn hình liền với phần thân (Dạng Compact),
  • Đồng hồ đo nước điện tử tách biệt, màn hình rời và phần thân (Dạng Remote).

Kết quả được hiển thị trên màn hình đo giúp bạn quan sát lưu lượng tức thời cũng như là tốc độ dòng chảy. Đơn vị phổ biến hiển thị trên mặt của đồng hồ nước điện tử như: M3/ h, m3/ s, lít/ h,…

Phần thân của đồng hồ

Thân đồng hồ đo lưu lượng bằng cảm biến điện từ làm từ các vật liệu dễ kiếm như gang, thép, cacbon,… Tùy vào từng ứng dụng khác nhau mà bạn nên chọn lựa từng loại vật liệu để vừa đảm bảo kinh tế, vừa đảm bảo đáp ứng được đúng nhu cầu, đúng thông số kỹ thuật.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến bộ phận gioăng làm kim ở phần thân của đồng hồ đo nước bằng điện tử. Bộ phận này được làm từ các vật liệu có khả năng chống chịu sự ăn mòn, các ứng dụng môi trường axit và độ bền cao, vật liệu thường được sử dụng sẽ là EPDM, PTFE,….

Xét về hình dáng bên ngoài thì đồng hồ đo nước điện tử được thiết kế dưới dạng dạng rỗng và có hình tròn không có vật cản trong thân van. Phần thân của đồng hồ chứa cuộn dây điện từ tạo ra từ trường và đo thông số. Khi môi chất chạy qua thì các cảm biến sẽ biết và kết nối thông báo kết quả đo tới bảng mạch điện tử.

Hiện nay, đồng hồ đo lượng nước điện tử hỗ trợ nhiều kiểu kết nối khác nhau… Phổ biến có thể kể đến như JIS 10K, ANSI 150, DIN PN16,… Việc đồng hồ đo nước bằng điện tử kết nối mặt bích giúp cho việc thực hiện tháo lắp, sửa chữa và bảo trì trở nên dễ dàng hơn.

Phần thân của đồng hồ
Phần thân của đồng hồ

Ưu, nhược điểm đồng hồ nước điện tử đem lại

Bất cứ sản phẩm nào đều có điểm ưu và điểm nhược riêng của nó. Cùng điểm qua vài ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm này.

Ưu điểm

So với đồng hồ nước dạng cơ, đồng hồ đo nước điện từ có nhiều những ưu điểm. Để liệt kê ra hết những ưu điểm đó là cực kỳ khó khăn. Chúng tôi xin phép nêu ra một vài ưu điểm nổi trội sau:

  • Đồng hồ nước điện tử là đồng hồ nước hiện đại, ứng dụng công nghệ cảm biến điện tử, đem lại độ chính xác cao và là xu thế quan tâm của đại đa số khách hàng.
  • Bộ phận cảm biến thay thế phần cánh quạt hoạt động trơn tru, không bị kẹt, rít như dòng đồng hồ cơ thông thường.
  • Mặt đồng hồ hiển thị LCD giúp người sử dụng dễ theo dõi số hiển thị trên mặt đồng hồ.
  • Có nhiều kích thước phù hợp cho nhiều đường ống khác nhau như: DN15, DN20, DN25 hay DN32, DN40, DN50, DN65,…
  • Dễ lắp đặt, bảo trì và sửa chữa khi hư hỏng.
  • Đồng hồ đo lưu lượng nước với có nhiều vật liệu đa dạng như gang, thép cacbon hay inox…
  • Ứng dụng được trong nhiều môi trường khác nhau như: nước thải, chất lỏng có hạt hay chất lỏng hóa học và cả nước sạch,…
  • So với đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ thì đồng hồ đo lượng nước bằng điện tử cho kết quả chính xác, và độ sai số nhỏ hơn.
  • Mặt đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử hiển thị dạng số, giúp dễ dàng đọc kết quả.
  • Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử có thể truyền kết quả đo về hệ thống từ xa tại phòng giám sát.
  • Kết quả đo không ảnh hưởng khi đổi nhiệt độ, môi trường hay nồng độ, độ dẫn điện…
Ưu, nhược điểm đồng hồ nước điện tử đem lại
Ưu, nhược điểm đồng hồ nước điện tử đem lại

Nhược điểm

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm nói trên thì đồng hồ nước bằng điện tử còn tồn tại một số hạn chế như sau :

  • Đồng nước điện tử chạy bằng Pin, bạn cần kiểm tra thường xuyên hạn chế hiện tượng hết Pin khiến đồng hồ dừng hoạt động. Với loại đồng hồ nước sử dụng điện, cần được cung cấp điện cố định và duy trì hoạt động ổn định của đồng hồ nước.
  • Vì là thiết bị điện tử nên bạn không ngâm nước cho mặt đồng hồ hoặc đặt đồng hồ tại nơi ẩm ướt.
  • So với dạng đồng hồ đo lượng nước dạng cơ thì đồng hồ đo lượng điện tử có giá khá chênh lệch. Nếu tài chính có hạn, bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan hay Trung Quốc để giảm thiểu chi phí.

Có tất cả bao nhiêu loại đồng hồ đo nước điện tử?

Đồng hồ đo nước bằng điện tử với nhiều model và ứng dụng hoàn toàn khác nhau. Vậy, để dễ dàng phân biệt chúng thì ta thường phân loại đồng hồ ra thành nhiều loại sau:

Căn cứ theo chức năng đo

Với loại đồng hồ đo nước điện tử theo chức năng đo, hiện nay thị trường đang cung cấp 2 dòng sản phẩm với 2 chức năng chính là: đo nước nóng và lạnh.

  • Đồng hồ đo nước nóng: Đồng hồ điện tử đo nước nóng thường sử dụng trong nhà máy có hệ thống lò hơi hoặc nồi hơi. Với mẫu đồng hồ đo nước điện tử này có thể đo được nhiều độ, từ 40 tới 120 độ C. 
  • Đồng hồ đo nước lạnh: Thường dùng với hộ gia đình, căn hộ chung cư, đa số thường dùng cho nước chứa cặn, cát nhỏ. Đồng hồ đo nước lạnh chịu được nhiệt độ lên tới 50 độ C.

Căn cứ theo nguồn cung cấp điện

Đồng hồ đo nước điện tử dùng pin: Loại đồng hồ nước bằng điện tử này sử dụng năng lượng pin lắp sẵn. Nhiều khách lo ngại rằng pin sử dụng nhanh hết, không lâu, gián tiếp làm gián đoạn quá trình hoạt động của đồng hồ.

Đồng hồ nước điện tử sử dụng điện trực tiếp (cố định): Là loại đồng hồ nước hoạt động dựa trên nguồn điện được đấu trực tiếp. Chúng gồm cả loại đo nước nóng và đo nước lạnh. Hoạt động ổn định do nguồn điện được cung cấp đều từ nguồn.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của loại đồng hồ đo nước điện tử là dựa theo công thức của định luật Faraday. Khi ta quấn một cuộn dây điện từ quanh thân đồng hồ và cấp nguồn điện vào cuộn dây sẽ tạo ra từ trường. Dòng điện được cấp từ nguồn chất lỏng.

Theo nguyên tắc, nước có tính dẫn điện, nguồn nước đi qua đồng hồ ngay lập tức cuộn dây sẽ sinh ra từ trường. Các mắt cảm biến nhận thông tin và gửi tín hiệu tới bộ phận mặt  và hiển thị trực tiếp kết quả đo lên đó.

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động

Các ứng dụng phổ biến của đồng hồ nước điện tử

Dạng đồng hồ cho kết quả đo chính xác hoặc có độ sai số nhỏ không đáng kể, hiển thị kết quả rõ ràng. Chúng ta dễ dàng thấy rằng thiết bị này sử dụng ở nhà với hệ thống và dây chuyền xí nghiệp tự động hóa.

  • Dùng tốt cho môi trường có tính ăn mòn cao, dùng trong các nhà máy hóa chất axit, bazo…
  • Phù hợp với các nhà máy hóa dệt, may mặc hay linh kiện điện tử, xăng dầu…
  • Sử dụng cho nhà máy chế biến thực phẩm hay nhà máy sản xuất đồ uống
  • Sử dụng cho nhà máy sản xuất dùng hơi nóng và khí nón

Lưu ý khi dùng đồng hồ đo nước điện tử

Trong quá trình chọn mua, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa và kiểm tra đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Không được lắp ráp ở những vị trí cao, ở đầu các hệ thống nhằm tránh trường hợp tích tụ áp suất khí, hơi và lưu chất không đầy ống dẫn tới số liệu thu thập được không chính xác
  • Nên lắp trong nhà, nếu lắp ngoài trời phải lắp nơi tránh mưa, ngập úng và ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hoặc phải có biện pháp chống ẩm hoặc chống nắng.
  • Hạn chế lắp ở những nơi có từ trường mạnh. Môi trường hoạt động rung lắc cần giá đỡ bảo vệ đồng hồ để có thể thu thập số liệu thống kê được hiệu quả, chính xác nhất
  • Lưu chất được dùng nên có độ dẫn điện 5μs/ cm. Môi trường có từ tính bình thường bởi quá cao sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác của đồng hồ.
  • Cần chú ý lưu chất qua đồng hồ có tính chất gì để chọn lựa vật liệu cho phù hợp với thân đồng hồ. Đối với lưu chất có nhiệt độ và áp lực cao thì sử dụng đồng hồ có thân làm bằng inox để đảm bảo được kết quả làm việc tốt nhất.
  • Tốc độ dòng chảy thích hợp nhất là 1-3 m/s. Nếu tốc độ lớn hơn thì mở rộng đường ống để điều chỉnh đúng tốc độ phù hợp. Tốc độ quá lớn sẽ làm mài mòn lớp lót và điện cực. Nếu tốc độ quá bé sẽ làm giảm độ chính xác.
Lưu ý khi dùng đồng hồ đo nước điện tử
Lưu ý khi dùng đồng hồ đo nước điện tử

Lời kết

Hi vọng, đồng hồ nước điện tử sẽ được bảo quản kỹ lưỡng hơn trong gian nhà của bạn khi bạn đọc được những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên. Những thông tin chi tiết nhất về các bộ phận đồng hồ đo nước điện tử được thể hiện một cách rõ ràng nhất nhằm giải đáp thắc mắc của bạn.

Xem Nhiều Nhất