Kỹ thuật phần mềmKỹ thuật điện tử viễn thông - Tìm hiểu chi tiết về...

Kỹ thuật điện tử viễn thông – Tìm hiểu chi tiết về ngành

Ngày nay, sự phát triển bùng nổ của công nghệ 4.0, ngành kỹ thuật điện tử viễn thông thu hút nhiều bạn trẻ, bởi ngành mang lại nhiều cơ hội để phát triển cà thu nhập cao. Bài viết này sẽ giúp các độc giả tìm hiểu chi tiết hơn về ngành viễn thông hiện nay!

Tổng quan về ngành học kỹ thuật điện tử viễn thông

Ngành kỹ thuật viễn thông mang lại nhiều lợi ích cho con người, công việc. Hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin nhanh chóng hơn.

Kỹ thuật Viễn thông là gì?

Kỹ thuật điện tử – viễn thông là ngành học đào tạo các sinh viên về ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,… Qua đó, tạo nên mạng lưới thông tin toàn cầu, giúp con người thuận tiện hơn trong việc trao đổi thông tin.

Mục đích đào tạo ngành điện tử viễn thông

Các Sinh viên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông được đào tạo tại trường với các mục đích sau:

  • Nâng cao khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề khoa học về điện tử viễn thông. Nghiên cứu kiến ​​thức về khoa học và công nghệ tiên tiến, xây dựng ngành ngày càng phát triển.
  • Tạo môi trường cho sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả
  • Sinh viên có năng lực tư vấn, thiết kế, tổ chức, xây dựng và vận hành các hệ thống trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, điện tử, máy tính, mạng truyền thông . Qua đó, đội ngũ nhân viên này đáp ứng nhu cầu của thị trường nhân lực điện tử hiện nay.
Tổng quan về ngành học kỹ thuật điện tử viễn thông
Tổng quan về ngành học kỹ thuật điện tử viễn thông

Những tố chất nào cần thiết để phát triển nghề nghiệp?

Cách sinh viên khoa điện tử viễn thông bắt buộc cần sở hữu các tố chất cụ thể như sau: 

Tư duy logic

Nếu một sinh viên mong muốn hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, đòi hỏi các đối tượng này phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì yếu tố này cho phép bất cứ sinh viên nào nắm bắt và xử lý thông tin một cách mạch lạc, từ đó dễ dàng quản lý và vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp.

Tính kiên nhẫn trong học kỹ thuật điện tử viễn thông

Tính kiên nhẫn là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông nói riêng và tất cả các ngành đào tạo nói chung.

Nhưng tại sao ngành này lại đòi hỏi các sinh viên phải có nhiều kiên nhẫn? Bởi vì hàng ngày, các sinh viên phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc, công nghệ. Công việc đòi hỏi các sinh viên phải tỉ mỉ.

Ham học, siêng năng

Công nghệ thay đổi và phát triển nhanh chóng, không ngừng nghĩ, các kiến ​​thức hôm nay tiếp thu có thể lạc hậu vào ngày mai. Vì vậy, theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, các sinh viên cần không ngừng trau dồi kiến ​​thức, đồng thời nâng cao tay nghề để không bị tụt hậu so với thế giới.

Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông cần có sự đam mê

Đam mê là yếu tố quyết định đến sự thành công bất cứ ngành nghề nào, vì khi đam mê bạn sẽ hoàn thành tốt mọi công việc và không bao giờ ngại khó. Niềm đam mê sẽ là bước đệm giúp bất cứ cá nhân nào đi đến thành công.

Những tố chất nào cần thiết để phát triển nghề nghiệp?
Những tố chất nào cần thiết để phát triển nghề nghiệp?

Tiềm năng việc làm của ngành kỹ thuật điện tử

Theo học ngành kỹ thuật viễn thông là được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bởi họ có thể tìm được công việc mà nhiều người mơ ước với mức thu nhập cao, nhiều phúc lợi hấp dẫn và vô số cơ hội tốt khi họ có những kiến thức về ngành. Dưới đây là danh sách một số công ty và vị trí mà các sinh viên có thể có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điện tử viễn thông:

Lĩnh vực viễn thông

Các công ty top đầu Việt Nam như: Viettel, Vinaphone, Mobifone, Samsung, Huawei, Oppo , FPT telecom, VNPT,… Vị trí tuyển dụng sinh viên có thể ứng tuyển: Quản lý mạng, nhà điều hành mạng viễn thông, thiết kế và tối ưu hóa mạng.

Lĩnh vực phần mềm

Công ty: FPT software, Viettel software, trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, Toshiba, Vinagames… Vị trí tuyển dụng kỹ thuật điện tử viễn thông: Thiết kế và viết chương trình cho máy tính, nhân viên kiểm thử phần mềm, điện thoại di động, ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số, robot …

Lĩnh vực điện tử

  • Công ty: VNPT Technology, Viettel R&D, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mobifone, Dolphin Việt Nam, Intel, Samsung Electronics, LG, Panasonic, Dasan, Humax …
  • Vị trí tuyển dụng: thiết kế thiết bị điện tử và IC, kiểm tra IC

Lĩnh vực thiết bị y tế

  • Các công ty: Siemens, Omron và nhiều bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước.
  • Vị trí: Thiết kế hệ thống thông tin y tế, vận hành trang thiết bị y tế.

Lĩnh vực hàng không vũ trụ

Công ty Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways…; các trung tâm điều hành bay; các trường đại học và viện nghiên cứu về hàng không và vũ trụ… Học kỹ thuật điện tử viễn thông bạn hoàn toàn có thể chọn lựa lĩnh vực này để phát triển ngành nghề. 

Tiềm năng việc làm của ngành kỹ thuật điện tử
Tiềm năng việc làm của ngành kỹ thuật điện tử

Địa điểm đào tạo kỹ thuật điện tử viễn thông chất lượng

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều trường đại học chuyên đào tạo ngành điện tử viễn thông, nổi bậc trong số đó như:

Kỹ thuật điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) được thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1956, đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên được thành lập của nước ta. Trường có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo ngành liên qua đến khoa học công nghệ. Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, Trường đại học Công Nghệ đã khẳng định được vị thế là một trong những trường đào tạo và nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật hàng đầu cả nước. Trường đã từng bước tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

Kỹ thuật viễn thông tại Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) được thành lập năm 1953. Trường là tổ chức Nghiên cứu – Giáo dục và Đào tạo có thương hiệu và uy tín nằm trong top 5 các trường đại học hàng đầu Việt Nam. Trường nổi bật về Nghiên cứu và đào tạo bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông, trường là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Khi sinh viên theo học ngành Điện tử – Viễn thông tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Các em sẽ được trang bị những kiến ​​thức cốt lõi và cần thiết về linh kiện quang điện tử, mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số và xử lý tín hiệu. Bên cạnh đó có kiến ​​thức toàn diện và hiện đại về viễn thông, kiến ​​thức cơ bản về sự hội tụ giữa điện tử – tin học – viễn thông, bao gồm lý thuyết, thực hành và thực tế mạng.

Kỹ thuật điện tử viễn thông tại học viện Kỹ thuật Mật mã 

Khoa Điện tử Viễn thông, Học viện Mật mã được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển chung của Học viện Mật mã. Nhiệm vụ chính của Khoa Điện tử Viễn thông là giảng dạy và nghiên cứu khoa học về Điện tử Viễn thông.

Trường với nhiệm vụ phục vụ đào tạo Kỹ sư mật mã, Kỹ sư an toàn thông tin và Kỹ sư phần mềm nhúng và di động. Đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ sư Điện tử viễn thông chất lượng cao cho các mục tiêu kinh tế – xã hội. Ngành kỹ thuật viễn thông tại Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM

Trường có sứ mệnh đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành GTVT và đất nước. Những người này phải có năng lực và lòng yêu nghề, sáng tạo và nhân văn. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu của trường nhằm mang lại lợi ích với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội.

Khoa Điện tử – Viễn thông sẽ trang bị cho bạn những kiến ​​thức cơ bản về các công nghệ tích hợp mới của ngành. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hỗ trợ những kiến ​​thức chuyên sâu trong lĩnh vực mà bạn đã chọn. Và sinh viên được trang bị phương pháp tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng làm việc độc lập. Đồng thời tăng khả năng thực hành và sáng tạo cho các sinh viên tại trường.

Ngành kỹ thuật viễn thông trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Hanoi University of Industry) được thành lập ngày 02 tháng 12 năm 2005. Đây là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương. Trường có truyền thống đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ kinh tế, công nhân kỹ thuật lâu đời nhất ở Việt Nam. Đồng thời, trường cũng là cơ sở đào tạo theo định hướng ứng dụng của nhiều ngành, nhiều loại hình, nhiều trình độ.

Học tại trường điện tử – viễn thông sinh viên sẽ trải nghiệm và nhận được rất nhiều thứ. Đầu tiên là những kiến ​​thức cơ bản và chuyên sâu để có thể áp dụng vào công việc sau này. Sau đó, sinh viên sẽ học được các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn còn có nhiều cơ hội nhận học bổng từ trường. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm của bạn cũng được mở rộng hơn.

Những địa điểm đào tạo kỹ thuật điện tử chất lượng
Những địa điểm đào tạo kỹ thuật điện tử chất lượng

Kỹ thuật điện tử viễn thông có thu nhập bao nhiêu?

Mức lương của kỹ sư viễn thông là bao nhiêu? Đây chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều sinh viên đang theo học ngành này hoặc muốn gắn bó. Theo các thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được về ngành Kỹ thuật, mức lương của một kỹ sư điện tử viễn thông có thể nói là tương đối hấp dẫn.

Một kỹ sư viễn thông mới ra trường cũng có thể nhận mức lương từ 7 – 8 triệu đồng / tháng. Đối với những nhân viên có vài năm kinh nghiệm, số tiền có thể rơi vào khoảng 12-15 triệu đồng / tháng. Thậm chí, nhiều cá nhân còn nhận được mức thu nhập “khủng” 2000 USD, tương đương 45 – 46 triệu đồng / tháng.

Nhìn chung, cũng như các ngành nghề khác, mức lương của ngành điện tử viễn thông có thể thay đổi tùy theo trình độ chuyên môn, năng lực, quy mô kinh doanh hoặc tính chất công việc. Tổng quan, đây vẫn là một công việc có mức lương cực kỳ hấp dẫn.

Ngành điện tử viễn thông có thu nhập bao nhiêu?
Ngành điện tử viễn thông có thu nhập bao nhiêu?

Lời kết

Qua bài viết này các độc giả đã hiểu rõ về khái niệm, công việc, cơ hội việc làm và đặc biệt là mức lương cực kỳ hấp dẫn của kỹ sư kỹ thuật điện tử viễn thông. Với những kiến thức trên, hy vọng các độc giả sẽ có thêm những kiến thức mới và những thông tin bổ ích cho bản thân về điện tử viễn thông!

Xem Nhiều Nhất