Kỹ thuật điện tửKỹ sư xây dựng: đặc trưng, phân loại và trang bị cần...

Kỹ sư xây dựng: đặc trưng, phân loại và trang bị cần có

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng về kỹ sư xây dựng là rất lớn với yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn và yêu cầu cao về kinh nghiệm. Kỹ sư được đánh giá là vị trí công việc rất có triển vọng phát triển và thu nhập cao. Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi ngành nghề này thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Tìm hiểu về ngành nghề kỹ sư xây dựng là gì? 

Nghề kỹ sư xây dựng hiện đang được đánh giá là công việc có mức lương rất lớn hiện nay, cụ thể: 

Định nghĩa

Kỹ sư xây dựng là vị trí công việc đòi hỏi phải có khả năng thiết kế, tính toán kết cấu, tư vấn xây dựng, quản lý dự án và thi công công trình xây dựng. Kỹ sư trong ngành xây dựng phải là người có chuyên ngành xây dựng và tốt nghiệp tại các trường đại học có chuyên ngành xây dựng. 

Thời gian học phải từ 4 hoặc 5 năm trở lên. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, để có thể chính thức trở thành một kỹ sư ngành xây dựng đòi hỏi ứng viên phải có thời gian thực tập sau khi đã tốt nghiệp và phải nhận được chứng chỉ hành nghề thì mới được thực hiện một số công việc nhất định thuộc lĩnh vực này. 

Mức thu nhập phổ biến

Tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, loại hình dự án… mà mức thu nhập của kỹ sư xây dựng có thể dao động chênh lệch nhau khá nhiều.

  • Đối với sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm: mức lương khởi điểm là từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng. 
  • Với kỹ sư đã có kinh nghiệm từ 4 năm đến 5 năm: thu nhập có thể dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/ tháng. 
  • Với các kỹ sư lành nghề, có thể quản lý và chỉ huy các dự án lớn thì thu nhập có thể lên  đến 40 – 50 triệu đồng.

Tùy thuộc vào quy mô dự án công trình nhận được mà mức lương cũng sẽ thay đổi tỷ lệ thuận, tức là dự án càng lớn thì thu nhập nhận được cũng càng cao. Ngoài tiền lương cứng và tiền công tác bạn sẽ còn được cộng thêm cả % của dự án khi kết thúc công trình, đây là một số tiền không hề nhỏ. 

Tìm hiểu về kỹ sư công nghiệp
Tìm hiểu về kỹ sư công nghiệp

Đặc trưng và tính chất công việc của một kỹ sư

Là một kỹ sư sẽ có một số sở thích cùng tính chất công việc riêng không giống bất cứ ngành nghề nào cả. Chi tiết đặc trưng và tính chất của ngành này cụ thể như sau: 

Đặc trưng ngành nghề kỹ sư xây dựng

Mọi người thường nghĩ rằng ngành xây dựng thích phiêu lưu, thích thiết kế và sáng tạo, không bị gò bó và rập khuôn, sau này sẽ có một mức thu nhập cao cùng nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, kỹ thuật xây dựng thực chất là một ngành kỹ thuật, chương trình học thì vẫn khá khô khan và tính toán rất nhiều. 

Ngành xây dựng có nhiều cơ hội việc làm. Xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước,, do đó ngành xây dựng cũng trở thành một ngành học chủ đạo. Theo dự báo cho thấy rằng, cơ hội việc làm ngành xây dựng (kể cả kỹ sư xây dựng) tính đến năm 2024 sẽ tăng trưởng 8%. 

Ngành xây dựng có rất nhiều vị trí đa dạng, chỉ riêng kỹ sư ngành xây dựng đã có nhiều mảng khác nhau như thiết kế, giám sát, kiểm tra vật liệu, quản lý dự án, kỹ sư an toàn thiết kế… Ngành có yêu cầu rất cao. Việc thiết kế và xây dựng một công trình không đơn giản, vừa vất vả vừa cần độ chính xác tuyệt đối, chỉ cần tính toán “sai 1 ly” thì “đi 1 dặm”, đôi khí mang lại hậu quả nặng nề. 

Do đó yêu cầu tuyển dụng của các vị trí này rất gắt gao từ kiến thức, kỹ năng đến kinh nghiệm. Sinh viên mới ra trường chủ yếu mức lương chưa cao mà cần một khoảng thời nhất định để đánh giá tay nghề cùng nâng cao kinh nghiệm nghề nghiệp. 

Tính chất công việc

Mang vai trò là người thực hiện bản vẽ, kỹ sư xây dựng sẽ đảm nhiệm nhiều trách nhiệm như: lên kế hoạch, chỉ đạo, giám sát thi công, khảo sát khu vực và chú ý các vấn đề môi trường, an toàn lao động… để dự án được tiến hành suôn sẻ. Nhìn chung, công việc của người kỹ sư ngành xây dựng không chỉ áp lực mà còn rất không ổn định, thay đổi bất kỳ và lượng công việc lớn.

Công việc của kỹ sư là phải thường xuyên đi công tác xa và thời gian công tác có thể bị kéo dài bất kỳ lúc nào. Do đó, rất ít nữ giới theo đuổi ngành học này. Địa điểm công tác phụ thuộc vào quá trình thực hiện dự án. Thời gian công tác thì phụ thuộc vào tiến độ thi công, đôi khi phải làm việc cả ngày lễ. 

Điểm đặc biệt ở công việc của một kỹ sư xây dựng là họ còn phải đóng vai trò như một nhà quản trị. Là một ngành kỹ thuật nhưng kỹ sư còn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng đưa ra quyết định. Họ sẽ phải thường xuyên khảo sát công trường, thường xuyên gặp gỡ với nhiều đối tượng như đối tác, chủ đầu tư, giám sát viên, cấp trên,…

Áp lực công việc ngành xây dựng là rất lớn. Lượng công việc quá lớn và nhiều áp lực đa phương như áp lực thời gian, áp lực ngân sách, áp lực từ con người… Phải thường xuyên tăng ca đêm nhưng lượng công việc không suy giảm.

Đặc trưng và tính chất công việc của một kỹ sư
Đặc trưng và tính chất công việc của một kỹ sư

Phân loại kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng được chia thành nhiều lĩnh vực, tùy thuộc vào chuyên ngành học cụ thể sẽ được phân loại thành các nhóm sau:

  • Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp
  • Kỹ sư công trình quân sự
  • Kỹ sư cầu đường
  • Kỹ sư công trình thủy lợi và công trình biển
  • Kỹ sư xây dựng khu đô thị
  • Kỹ sư tin học về xây dựng
  • Kỹ sư vật liệu
  • Kỹ sư xây dựng sân bay
  • Kỹ sư cơ khí xây dựng
  • Kỹ sư thiết kế xây dựng

Phân loại các kỹ sư xây dựng
Phân loại các kỹ sư xây dựng

Môi trường làm việc của kỹ sư công nghiệp

Kỹ sư có nhiều môi trường làm việc khác nhau phụ thuộc vào từng vị trí công việc cụ thể khác nhau. Môi trường làm việc của kỹ sư ngành xây dựng sẽ được phân thành 3 loại như sau: 

  • Ngoài công trường: môi trường làm việc ở công trường rất khắc nghiệt vì khói bụi, nắng mưa, giông bão hoặc rét buốt, tiếng ồn,… Tuy nhiên mức lương dành cho những kỹ sư hoạt động ở ngoài công trường sẽ rất cao bởi có phụ cấp độc hại, đi lại,…. cùng phần trăm của dự án được cộng thêm. 
  • Trong công xưởng: môi trường trong công xưởng sẽ đỡ khắc nghiệt hơn so với ngoài công trường vì có thể che nắng chắn mưa. Bản chất công việc cũng đỡ vất vả hơn vì cơ bản sẽ chỉ cần hoạt động trong nhà. 
  • Trong văn phòng: đây là môi trường làm việc thoải mái nhất trong 3 môi trường trên vì không phải chịu nắng mưa và khói bụi. Tuy nhiên lượng công việc tại văn phòng không hề ít và không gian làm khép kín khá gò bó, thời gian cũng không được thoải mái và mức tiền lương chỉ ở mức trung bình so với ngành. 

Kỹ sư xây dựng và môi trường làm việc
Kỹ sư xây dựng và môi trường làm việc

Những điều kiện để trở thành một kỹ sư công nghiệp

Như đã biết, muốn trở thành kỹ sư ngành xây dựng thì phải đáp ứng được các yêu cầu rất gắt gao về trình độ cũng như kỹ năng. Cơ bản có thể kể đến như:

  • Theo học và tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư xây dựng
  • Biết đọc bản vẽ thiết kế, thành thạo các kỹ năng phần mềm liên quan đến thiết kế và xây dựng
  •  Có kỹ năng giám sát và quản lý dự án
  •  Có kỹ năng giao tiếp và hiểu biết xã hội tốt
  • Kỹ năng làm việc trong một đội nhóm tốt 
  • Quyết đoán, kỹ năng nhìn nhận và đánh giá vấn đề, có kỹ năng giải quyết sự cố phát sinh hiệu quả…

Đặc biệt ngành này cần chăm chỉ và chịu khó bởi tính chất công việc là phải đi lại nhiều và xa gia đình đi công trình thường xuyên. Vì thế bạn nên cân nhắc tất cả các yếu tố trước khi quyết định theo học ngành này chính xác. Hiện cũng đang có nhiều trường đào tạo kỹ sư nên nếu đam mê bạn có thể lựa chọn theo sở thích, năng lực của bản thân dễ dàng. 

Những rủi ro khi làm kỹ sư xây dựng

Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có rủi ro nhưng kỹ sư về xây dựng lại càng nhiều hơn vì phải đi lại nhiều. Bạn cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề như sau để cân nhắc trước khi quyết định theo đuổi ngành nghề. 

Rủi ro an toàn đối với ngành kỹ sư xây dựng

Đối với cá nhân kỹ sư: phải thường xuyên đi khảo sát các công trình đang thi công, phải đảm bảo các bước bảo hộ để tránh trường hợp bị thương không mong muốn. Đối với mọi người: để hiện thực hóa một bản vẽ thì cần có các số liệu được tính toán trong thực tế một cách chính xác tuyệt đối. 

Nếu tính toán xảy ra sai lệch dẫn đến công trình bị đổ/ sập thì sẽ gây ra rủi ro an toàn cho mọi người xung quanh. Như vậy không chỉ ảnh hưởng tính mạng của chính bản thân bạn mà còn tới các công nhân và người đang làm việc trực tiếp tại công trình. 

Rủi ro sức khỏe

Tại công trường hay công xưởng thì đều chứa một lượng khói bụi khổng lồ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe là rất lớn. Ngoài ra, lượng công việc quá lớn, áp lực cao và phải thường xuyên xa gia đình người thân nên dễ dẫn đến stress.

Rủi ro cân bằng mối quan hệ giữa các bên

Kỹ sư xây dựng cần phải giao tiếp khéo léo để cân bằng tốt lợi ích của các bên, để giữ được sự hài hòa trong các môi quan hệ. Việc thi hành một công trình xây dựng là cần sự hợp tác của rất nhiều bên. Do đó, một khi xảy ra bất đồng hoặc mất lòng bất kỳ một bên nào cũng làm cho công việc trở nên khó khăn hơn nhiều.

Ngành có nhiều rủi ro nhưng cũng nhiều triển vọng
Ngành có nhiều rủi ro nhưng cũng nhiều triển vọng

Kết luận

Có thể thấy, kỹ sư xây dựng là một nghề hấp dẫn với nhiều cơ hội phát triển và mức thu nhập hậu hĩnh. Tuy nhiên yêu cầu của ngành này rất cao và bạn cũng phải đánh đổi nhiều để có thể gắn bó lâu dài với ngành nghề. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ, xem xét năng lực, khả năng của bản thân và hãy dựa theo đam mê của mình để có thể chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp.

Xem Nhiều Nhất