Tại các nhà xưởng, tháp giải nhiệt dùng phổ biến để làm mát và tránh oi bức khó chịu cho người lao động. Khi không có không gian làm việc thoải mái, năng suất lao động sụt giảm là điều đương nhiên. Vì vậy, mọi người cần biết để áp dụng và tạo môi trường làm việc không bị cái nóng oi bức làm phiền.
Giới thiệu tháp giải nhiệt
Tên tiếng Anh của tháp giải nhiệt là cooling tower hay còn được gọi thành nhiều tên khác như: Tháp hạ nhiệt, tháp giải nhiệt, tháp làm mát,… Cooling tower được hiểu đơn giản là thiết bị có tác dụng làm mát, giảm nhiệt độ quá tải trong phòng cũng như nhiệt độ máy móc ở các công xưởng khi hoạt động hết năng suất.
Nguyên lý hoạt động
Năng lượng thừa của nước được chuyển nhượng nhiệt dư thừa ra ngoài không khí thông qua cơ chế nước có khả năng bay hơi. Lượng nước trong tháp sẽ được làm mát nhanh chóng. Đồng thời, lượng nhiệt do hơi nước tỏa ra sẽ giải nhiệt cho các loại máy móc hay hệ thống máy điều hòa không khí tại nơi có tháp giải nhiệt.
Tính ưu việt khi sử dụng Cooling tower
Nhờ có hệ thống Cooling tower mà các máy móc thiết bị trong nhà xưởng vận hành ổn định. Từ đó, hiệu quả làm việc cao hơn và không gặp các sự cố bất thường. Không gian dễ chịu, khôn bị nóng bức làm phiền sẽ đảm bảo năng suất công việc, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì máy móc.
Một số thương hiệu Cooling tower nhiều tính năng ưu việt được nhiều người dùng chọn lựa:
- Alpha
- Tashin
- Liang chi
- Kumisaki
- …
Mỗi dòng thiết bị đều có tính năng và giá thành riêng. Tuy nhiên, chức năng cung ứng đến người dùng được đánh giá cao về công suất cũng như giá thành phù hợp. Nhiều cơ sở, chủ doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.
Cấu tạo cơ bản của một tháp giải nhiệt
Để biết được mục đích sử dụng tháp giải nhiệt có cần thiết hay không, người dùng cần phải nắm rõ cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị:
Cấu tạo tháp giải nhiệt
Một sản phẩm Cooling tower sẽ bao gồm các chi tiết:
- Cánh quạt: Làm từ hợp kim nhôm, mâm và cánh thiết kế cân đối nhau;
- Vỏ tháp: Sợi thủy tinh không bị ăn mòn, chống han gỉ cấu thành bộ phận. Trong đó có các thanh sắt cố định còn xi mạ tráng kẽm để gia tăng độ bền và không chịu những ảnh hưởng của thời tiết;
- Đế tháp: Làm nhiệm vụ chứa nước;
- Hệ thống động cơ: Thiết kế đặc biệt mục đích chống thấm nước. Ngoài ra, cấu tạo của bộ phận gọn nhẹ, gia công tinh tế từng chi tiết và chuyển động nhờ các bánh răng, thao tác sử dụng đơn giản, chỉ số an toàn cao. Đặc biệt, bảo dưỡng dễ nên chi phí thấp vẫn đảm bảo công suất motor hoạt động;
- Tấm giải nhiệt: Cấu thành từ vật liệu PVC thiết kế dạng gợn sóng, chức năng phân chia nước và giải nhiệt hiệu quả cho nguồn nước nóng tối ưu làm mát không gian;
- Hệ thống phân nước: Thiết kế dạng đầu phun áp thấp, lỗ ống phun lớn nên không làm nước ứ đọng. Nhờ vậy, khả năng phân nước lên toàn tấm giải nhiệt đều hơn trông thấy;
- Thiết bị chống ồn: Thiết bị giảm âm giúp âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt giảm bớt khi tháp vận hành.
Nguyên lý hoạt động
Tuỳ theo tháp có hình dạng bên ngoài là tròn hay vuông mà nguyên lý hoạt động cũng khác nhau.
Tháp hình dạng tròn
Nước phun từ trên xuống tấm tản nhiệt theo dạng hình tia quan hệ thống đầu phun và ống chia nước khi tháp khởi động. Trong khi đón, nguyên lý làm mát của tháp sử dụng không khí mát từ bên ngoài vào cửa nằm ở đáy tháp. Không khí di chuyển ngược, đi qua tấm tản nhiệt và tiếp xúc nước và cuốn hơi nóng ra ngoài.
Nước còn lại trong tháp sẽ có nhiệt độ từ 5 – 12 độ C so với dòng nhiệt ban đầu. Nhiệt đã mát và sẽ đưa tới các xí nghiệp, nhà máy hay toà nhà lớn giải nhiệt máy móc, điều hòa không gian.Sau đó, nước nóng lại bị đưa ngược về tháp.
Tháp hình dạng vuông
Cooling tower có thiết kế giúp khí luồng xuống bồn nước theo phương thẳng đứng và cùng chiều với lưu lượng nước chảy xuống. Hoạt động thực hiện bởi tác động của trọng lực. Khi đó, nước dàn đều trên bề mặt màng giải nhiệt qua hệ thống đầu phun hoặc phân phối nước dạng máng.
Cùng thời điểm, không khí sẽ luân chuyển cuốn theo hơi nước nhiệt độ cao ra bên ngoài. Hệ thống tuần hoàn nhận được lượng nước đã giảm nhiệt độ. Cuối cùng, cũng như Cooling tower dạng tròn, nước mát sẽ đưa đến giải nhiệt máy móc nhà xưởng, điều hòa không gian.
Các loại tháp để giải nhiệt khác nhau
Tháp giải nhiệt khi muốn sử dụng không chỉ phải tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cấu tạo mà còn phải phân loại. Nhờ vậy, khách hàng sẽ chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất. Hiện nay, thiết bị phân loại dựa trên nhiều tiêu chí. Cụ thể các tiêu chuẩn phân loại một Cooling tower như sau:
Phân loại Cooling tower dựa trên thiết kế sản phẩm
Dựa trên thiết kế sản phẩm, Cooling tower còn được phân thành:
Cooling tower dạng tròn
Hình dạng bên ngoài hình tròn, sản phẩm được làm ra từ nguyên liệu bền chắc có khả năng chống gỉ sét và chống các chất ăn mòn. Nhờ vậy, sản phẩm chọn dùng ở nhiều môi trường làm việc khác nhau và thuận tiện dùng cho những nơi khắc nghiệt nhất. Bộ phận tháp giải nhiệt dạng rời rất thuận tiện khi lắp đặt.
Cooling tower dạng vuông
Khác với dạng tròn, Cooling tower được thiết kế với hình dạng bên ngoài có hình khối. Điểm đặc trưng của loại tháp này là người dùng có thể liên kết với nhiều model khác nhau tạo thành tổ hợp tháp lớn. Nhờ vậy, không gian được làm mát cao và thích hợp sử dụng cho những nơi có diện tích lớn cần làm mát.
Phân loại Cooling tower dựa trên nguyên lý hoạt động
Theo nguyên lý hoạt động, sản phẩm cũng được chia thành 2 loại khác nhau bao gồm:
Cooling đối lưu tự nhiên
Loại tháp hoạt động dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài để làm mát lượng nước còn bên trong. Không khí nóng khi chuyển dịch lên trên thì trong tháp, không khí mát đi vào qua bộ phận gắn ở đáy tháp. Tháp thường được làm bằng bê tông, chiều cao 200m được sử dụng chủ yếu ở các nhà máy công suất hoạt động lớn. Bạn có thể đã được thấy qua nhưng không biết đó là gì.
Cooling tower đối lưu cơ học
Với dòng sản phẩm giải nhiệt này, cánh quạt có kích thước lớn được dùng hút khí cưỡng bức trong dòng nước lưu thông, thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí tăng lên. Cũng bởi vậy, tỷ lệ giải nhiệt phụ thuộc đường kính, tốc độ cũng như khối đệm trợ lực của tháp. Không gian được làm mát nhanh chóng nhất có thể.
Phân loại Cooling tower theo cơ chế tuần hoàn nước
Theo cơ chế tuần hoàn nước, Cooling tower lại được chia thành:
Tháp giải nhiệt không tuần hoàn
Thiết bị sử dụng ở những nơi có lượng nước dồi dào như hồ, ao, sông, suối,… nhằm tiết kiệm chi phí vì tháp thiết kế không có tác dụng tái sử dụng nước. Tuy nhiên, người dùng cần chủ động xử lý nước trước khi đưa vào trong tháp. Hoạt động nhằm hạn chế những hỏng hóc có thể xảy ra.
Tháp có tính năng hạ nhiệt kín
Khác với tháp không tuần hoàn, tháp có tính năng hạ nhiệt ín là thiết bị làm mát không loại bỏ nguồn nước bên trong sau khi hạ nhiệt xuống. Trong đường ống, lượng nước nhất định luôn được duy trì. Tuy nhiên, người dùng cần có giải pháp ngăn ngừa các loại vi sinh vật phát triển khi sử dụng loại tháp này.
Tháp hạ nhiệt tuần hoàn hở
Loại tháp giải nhiệt được nhiều người dùng lựa chọn nhất hiện nay. Khi sản phẩm vận hành, nước tuần hoàn hao hụt do có sự bay hơi nước liên tục và được cấp bù lại bằng lượng nước tương đương. Điều này giúp hiệu quả làm mát tăng cao. Vì cấu tạo dạng hở đòi hỏi người sử dụng phải bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên và vệ sinh tháp định kỳ để thiết bị có thể vận hành ổn định và hiệu quả.
Trên là các thông tin về phân loại thiết bị Cooling tower. Hình thức phân loại theo từng chi tiết giúp người dùng thêm am hiểu và lựa chọn đúng sản phẩm có lợi cho mình. Nếu cần sử dụng, bạn cần chọn nơi cung ứng uy tín để được tư vấn.
Chức năng của tháp giải nhiệt
Hệ thống làm lạnh của tháp giải nhiệt được dùng tách nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Phần nhiệt lạnh sẽ đảm bảo tạo nước lạnh điều hòa không khí tại những tòa nhà lớn, phần nhiệt nóng sẽ được đào thải ra bên ngoài.
Khi được làm mát, lượng nhiệt khá lớn sẽ sinh ra. Những chiếc quạt xả nhiệt không đủ công suất thu nhập làm cho máu ngừng hoạt động và tệ nhất là cháy nổ. Chính vì vậy, các xưởng sản xuất hiện đang dùng tháp giải nhiệt phổ biến.
Trong chu trình trao đổi nhiệt, hệ thống chiller giải nhiệt nước và tháp có nhiệm vụ đẩy nhiệt lượng chất ngưng tụ ra môi trường bên ngoài. Sau đó, nước đã làm lạnh đưa trở lại hệ thống. Đặc biệt, người dùng cần lưu ý công suất của tháp giải nhiệt lớn hơn công suất làm lạnh water chiller và nguồn nước bổ sung phải:
- Sạch, ít cặn bẩn;
- Độ pH phù hợp.
Tại sao cần thiết phải dùng tháp hạ nhiệt
Khu vực Trung Đông, Tây Á,…. có khí hậu quanh năm khô và nóng ẩm thì tháp giải nhiệt chính là giải pháp lý tưởng. Ở Việt Nam, mùa hè nhiệt độ cũng khá cao nên cũng cần sử dụng đến sản phẩm. Tháp giải nhiệt có công suất lớn và hiệu quả làm mát cao thích hợp sử dụng cho các nhà xưởng có diện tích lớn.
Một vài lý do khác cần sử dụng đến thiết bị giải nhiệt này khác như:
- Phương pháp dùng tháp có tính ổn định cao hơn giải nhiệt truyền thống;
- Tháp giải nhiệt làm mát cho hệ thống máy lạnh và không làm hư hỏng, ảnh hưởng đến các thiết bị xung quanh.
Kết luận
Sau khi tìm hiểu tháp giải nhiệt, bạn đã biết thiết bị đó là gì và có chức năng như thế nào. Khi cần sử dụng làm mát cho không gian rộng lớn, nhiều máy móc thiết bị là cực kỳ cần thiết. Hy vọng bạn đã có được những thông tin cần biết!