Hóa chấtTổng quan về Môn học Kỹ thuật di truyền chi tiết nhất

Tổng quan về Môn học Kỹ thuật di truyền chi tiết nhất

Môn học Kỹ thuật di truyền là một môn trong chuyên ngành công nghệ sinh học. Vậy môn học này có gì thú vị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài chia sẻ này nhé!

I.    Giới thiệu về Bộ môn Kỹ thuật Di truyền

 1. Giới thiệu chung

Từ năm 1989-2006: Là tiền thân của Bộ môn Di truyền Chọn giống Cây trồng cạn và Nấm ăn (theo Quyết định 281 – CT ngày 10/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc Thành lập Viện Di truyền Nông nghiệp);
Từ 2006 đến nay: Bộ môn Kỹ thuật Di truyền (theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 220/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam).

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu về Bộ môn Kỹ thuật Di truyền
Giới thiệu về Bộ môn Kỹ thuật Di truyền

2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng:

  • Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu và cải tiến các tính trạng kinh tế các cây trồng (lúa, ngô, đậu tương, hoa…) bằng kỹ thuật đột biến thực nghiệm.
  • Sử dụng kỹ thuật di truyền để thiết kế vector chuyển gen vào cây trồng;
  • Đánh giá an toàn sinh học và ứng dụng tin học để quản lý cây trồng biến đổi gen;
  • Ứng dụng sinh học phân tử và kỹ thuật truyền thống để đánh giá đa dạng di truyền, bảo tồn nguồn gen nấm ăn, nấm dược liệu.

Nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu và thực hiện các công việc liên quan về lĩnh vực Kỹ thuật di truyền, giải mã genome các cây trồng chính, lai tạo giống, nuôi cấy mô;
  • Sử dụng các phần mềm tin sinh học để tầm soát, xác định trình tự nucleotit và vị trí bản đồ vật lí của các gen ứng viên (candidate gen) có khả năng chống chịu và kháng bệnh của các cây trồng bản địa được giải mã. Thiết kế mồi SSR, SSLP, CAPS, dCAPS … liên quan đến tính chống chịu và kháng bệnh của cây trồng;
  • Nghiên cứu và xây dựng các hệ thống tái sinh phục vụ công tác chuyển gen và nhân giống cây trồng;
  • Nghiên cứu phân lập gen, thiết kế vectơ mang gen hữu ích phục vụ cho công tác chuyển gen vào cây trồng. Nghiên cứu hoàn thiện các quy trình công nghệ chuyển gen vào các cây trồng. Tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn và tạo giống cây trồng chuyển gen (các vectơ mang gen, các dòng cây trồng biến đổi gen). Nghiên cứu, đánh giá đặc tính sinh lý, sinh hoá cây trồng biến đổi gen tạo ra. Thử nghiệm trong điều kiện nhà kính, nhà lưới cây trồng biến đổi gen trước khi đưa ra sản xuất. Xác định sự biểu hiện gen liên quan đến các tính trạng chống chịu và kháng bệnh của cây trồng;
  • Ứng dụng tin sinh học để xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen, khai thác, sử dụng nguồn gen thực vật trong nước và quốc tế.

Định hướng chiến lược:

Xây dựng cơ sở bộ genom của tập đoàn lúa bản địa với quy mô 1000-2000 giống, đại diện cho các đặc tính quý như: năng suất cao, chất lượng tốt và các tính trạng chống chịu trong điều kiện bất thuận: chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, kháng các loại bệnh quan trọng như rầy nâu, đạo ôn, khôn vằn, bạc lá…

Ứng dụng tin sinh học trong quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu genom. Lập bản đồ các tính trạng liên quan đến năng suất, chất lượng và tính chống chịu bằng phương pháp dựa trên thông tin toàn hệ gen (Genomic Wide Association Study) để phát triển các chỉ thị phân tử SNP liên kết với các gen liên quan.

II. Thành tựu đạt được

1.    Một số kết quả chính đạt được của bộ môn

Các đề tài dự án: Bộ môn đã và đang chủ trì 17 đề tài/dự án thuộc các cấp quản lý.

Qui trình và tiến bộ kỹ thuật/ giống:

  • Giống hoa cúc đột biến VCM2 và VCM3 (giống sản xuất thử) năm 2011;
  • Giống hoa cúc đột biến VCM1 (giống sản xuất thử) năm 2010;
  • Giống lúa DT37 (giống chính thức) năm 2010;
  • Giống lúa đột biến DT38 (giống sản xuất thử) năm 2007.

Các công trình công bố: Đã công bố 70 bài báo quốc tế và trên 100 bài báo trong nước.

Một số kết quả chính đạt được của bộ môn
Một số kết quả chính đạt được của bộ môn

2. Những thành tựu ứng dụng trong thực tiễn:

  • Giống lúa DT37 được sản xuất thử tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng năm 2007-2009;
  • Giống lúa DT38 được áp dụng trong đề tài thâm canh tổng hợp mô hình lúa cá tại các tỉnh có chân ruộng trũng năm 2008-2010;
  • Giống hoa cúc VCM2 và VCM3 được áp dụng trong dự án sản xuất thử giống cúc VCM2 và VCM3 tại Hà Nội và một số tỉnh năm 2011-2013;
  • Cơ sở dữ liệu sinh vật biến đổi gen GMOs, Bộ Khoa học và Công nghệ, TT Thông tin và Công nghệ Quốc Gia, Số 2008-02-108/KQNC, ngày 25/4/2008.
  • Nghiên cứu áp dụng tin sinh học để quản lý an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng (2007).

Những thành tựu ứng dụng trong thực tiễn
Những thành tựu ứng dụng trong thực tiễn

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là tổng hợp một số thông tin tổng quan về bộ môn Kỹ thuật di truyền. Mong rằng bạn đọc có thể áp dụng thành công trong cuộc sống của mình nhé!

Xem Nhiều Nhất