Trọng lượng là một đơn vị liên quan đến đo lường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ những thông tin xung quanh đại lượng quen thuộc này. Bạn đọc đừng bỏ lỡ những kiến thức bên dưới nhé!
Trọng lượng khái niệm là gì?
Trọng lượng được biết đến và được hiểu là sức nặng của một vật được thể hiện qua giá trị trên cần lò xo hoặc lực kế lò xo. Đại lượng này đặc trưng có lực nén mà vật tạo lên bề mặt sàn hoặc lực căng do vật tác động lên lò xo lực kế khi vật treo vào lò xo.
Trong khoa học kỹ thuật, trọng lượng của một vật chính là lực hấp dẫn trái đất tác dụng lên chính vật đó, kí hiệu là “W”. Hiểu theo một cách đơn giản, đây là cường độ của trọng lực tác dụng lên một vật, tùy thuộc vào khối lượng của vật khác nhau cùng với gia tốc trọng trường.
Có những loại trọng lượng gì?
Theo như hệ thống đo lường SI trọng lượng có đơn vị đo chính xác là Newton với ký hiệu là N được lấy theo tên của Isaac Newton – tên của nhà vật lý người Anh. Trọng lượng gồm lực hút của Trái Đất và trọng lượng riêng, đây được xác định tính bằng trọng lượng trên một đơn vị thể tích m3.
Tức là đánh giá nặng hay nhẹ của một khối vật chất nhất định và nó sẽ tính dễ dàng thông qua công thức với đơn vị thể tích. Đơn vị đo của loại này là N/m3 (Niutơn trên mét khối), công thức tính cho đơn vị này như sau:
d=P/V
Trong đó:
V là thể tích (đơn vị là m3)
Đơn vị đo lường của trọng lượng là gì?
Theo như thông tin trong hệ thống đo lường SI, trọng lượng có đơn vị đo là Newton. Ký hiệu của nó là N. Tên này được lấy từ nhà vật lý học vĩ đại người Anh Isaac Newton.
Công thức để tính chính xác là gì?
Công thức tính cơ bản đó là:
W = m.g hay P = m.g
Trong đó:
- P, W: Đơn vị của P và W là N
- g: Gia tốc trọng trường của một vật có đơn vị m/s2
- m: Khối lượng của một vật đơn vị là kg
Theo như chương trình môn vật lý tại trung học cơ sở, g sẽ có giá trị bằng luôn 9.81m/s2 và được làm tròn cho dễ tính thành 10m/s2. Do đó, bạn cũng có thể viết công thức phổ biến đó là P = 10m
Tầm quan trọng khi áp dụng vào thực tiễn
Đo lường là một hoạt động góp phần thiết lập, kiểm định và hiệu chuẩn, thử nghiệm được những phương tiện đo lường. Đây là đơn vị được ứng dụng trong nhiều trường hợp sản xuất kinh doanh, trong xuất nhập khẩu, là một phương tiện đo lường lí tưởng.
Do đó, loại đơn vị đo lường có vai trò rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của con người. Việc đo lường này sẽ đảm bảo cho lượng hàng hóa được đúng với quy chuẩn, khối lượng. Ngoài ra nó còn có những quy chuẩn đóng gói thực phẩm sao cho đúng cách. Bởi vậy mà nó luôn được ứng dụng rất nhiều trong đời sống ngày nay.
Phân biệt sự khác biệt giữa trọng và khối lượng
Đây đều là hai đơn vị được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày của con người. Chúng có những điểm tương đồng và khác nhau.
Khái niệm về khối lượng là gì?
Khối lượng là một thước đo số lượng những vật chất tạo nên một vật thể, kí hiệu viết tắt là m. Trong cơ học cổ điển, loại đại lượng này được hiểu như là số vật chất trong một vật đó.
Theo một cách hiểu đơn giản hơn, đây chính là sức nặng của một đồ vật trên mặt đất. Newton đã tìm ra được định luật cơ học trong cuộc sống, khái niệm về đại lượng này đã được hiểu một cách rộng rãi hơn. Khối lượng của vật nào thì sẽ có tỉ lệ tương ứng với lực hấp dẫn mà vật đó tác dụng lên một vật khác. Nói cách khác, m tỉ lệ với P thông qua g.
Một số đặc điểm cần nhớ cơ bản như sau:
- Đây là đại lượng vô hướng và luôn có giá trị dương, không đổi ở những vật, đồng nghĩa với việc số đo này không âm, luôn lớn hơn 0.
- Khối lượng mang tính chất cộng, khi kết hợp nhiều đồ vật lại với nhau thì khối lượng tổng của chúng sẽ được cộng lại với nhau và tăng giá trị.
Đơn vị đo khối lượng là gì?
- Khối lượng có đơn vị đo là kilogam, được đo bằng cân.
- Những cân thường gặp có thể kể đến như cân y tế, cân đồng hồ, cân đòn,…
- Ngoài ra, trong thực tế, chúng ta còn sử dụng nhiều đơn vị khác để đo lường đó là tấn, tạ, yến, gam,…
Mối liên hệ mật thiết giữa trọng lượng và khối lượng
Trọng lượng của một vật nào đó sẽ có một mối liên hệ vô cùng mật thiết với khối lượng của chính vật đó. Dựa vào khối lượng của một vật có thể tính được ngay ra D của vật đó và ngược lại.
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng 2 đơn vị này tuy là 2 đơn vị đo lường riêng biệt nhưng chúng có cùng chức năng, có sự liên kết với nhau, bạn có thể ứng dụng linh hoạt cả 2 thước đo này đều được.
Phân biệt sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng
Hai đơn vị này như trên đã phân tích rằng chúng có những sự liên kết mật thiết với nhau. Tuy nhiên chúng đều là hai đại lượng riêng biệt, có nhiều điểm khác nhau. Đầu tiên chắc chắn phải kê đến đó là khái niệm của từng đại lượng.
Trọng lượng của một vật là cường độ mà trọng lực tác dụng lên một vật, nó phụ thuộc vào yếu tố khối lượng của vật đó và gia tốc trọng trường nơi đo. Đơn vị này thường thay đổi sẽ phụ thuộc vào khối lượng và thay đổi theo cả gia tốc trọng trường.
Đối với một vật có khối lượng cố định điều này của vật đó sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của gia tốc trọng trường. Trong khi đó, khối lượng của một vật biểu hiện tính chất của chính vật đó.
Do vậy, nếu đo ở bất cứ nơi đâu, kể cả ở trong môi trường chân không hay dưới đáy đại dương hoặc qua cả tầng đối lưu của Trái đất thì khối lượng của vật đó cũng sẽ không thay đổi. Khối lượng sẽ mang tính chất cố định hơn, trong khi trọng lượng có thể thay đổi linh hoạt phụ thuộc vào gia tốc trọng trường ở điểm đo.
Ngoài ra, hai đại lượng này còn khác nhau ở điểm đó là đơn vị tính của chúng. Trọng lượng có đơn vị tính là Newton (N) và khối lượng có đơn vị tính là gam, kilogam, yến, tạ, tấn,… Công cụ đo của khối lượng chắc chắn sẽ dùng cân, có nhiều loại cân khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của mặt hàng và khối lượng của mặt hàng.
Tổng hợp sự khác biệt
Như vậy, trên đây là toàn bộ những sự khác nhau giữa 2 đại lượng rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của con người. Mỗi đại lượng sẽ có những đặc điểm và tính ứng dụng khác nhau.
Bạn đọc đã phân biệt được cách sử dụng trong từng trường hợp của chúng rồi phải không nào! Tuy đây là hai đại lượng riêng biệt nhưng chúng cũng có những điểm chung trong cách tính toán, từ đại lượng này có thể suy ra tính được đại lượng kia.
Bạn cũng cần phải phân biệt cách sử dụng của hai loại đại lượng này. Khối lượng sẽ có sự cố định không đổi ở mọi không gian khác nhau, trong khi đại lượng còn lại lại có thể thay đổi một cách linh hoạt hơn nếu gia tốc trọng trường ở nơi xét thay đổi.
Kết luận
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ những thông tin hữu ích về trọng lượng. Qua đó bạn đọc đã có được những hiểu sâu hơn về đại lượng này rồi phải không nào, đồng thời bạn cũng so sánh được chúng với khối lượng. Để theo dõi những bài viết cung cấp thông tin thú vị khác, bạn đọc hãy theo dõi website của chúng tôi nhé!