Van bướm là dụng cụ quan trọng được sử dụng ở hầu hết các hộ gia đình, công ty, nhà máy, xí nghiệp,… Van có thể được điều khiển thủ công bằng tay hay điều khiển tự động bằng khí nén và điện và có vai trò điều tiết dòng chảy trong các hệ thống đường ống khác nhau.
Van bướm là gì?
Van bướm là loại van công nghiệp với thiết kế có hình cánh bướm, được sử dụng để điều tiết hoặc đóng, mở dòng lưu chất nhờ đĩa van có thể xoay quanh trục với nhiều góc khác nhau. Van luôn được điều khiển bằng hệ thống dẫn động từ các thiết bị điều khiển như: Tay gạt, tay quay, bộ điều khiển tự động,…
Công cụ này được gọi với tên tiếng anh là Butterfly valve với các cấu tạo khá đơn giản, dễ lắp đặt, sử dụng và sửa chữa. Đặc biệt hơn, chi phí được dùng để mua van bướm có giá thấp hơn so với những loại van công nghiệp khác với cùng chức năng được bán trên thị trường hiện nay.
Được biết đến là một công cụ quan trọng có chức năng điều tiết lượng nước trong đường ống với hàng loạt các kích thước khác nhau giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp. Cùng với các loại van dao, van cổng, van bướm là loại van được đánh giá là đóng, mở nhanh nhất và tiện lợi nhất.
Van bướm có thiết kế khá hiện đại và nhỏ gọn giúp tiết kiệm phần lớn diện tích, không gian của gia đình hay phân xưởng, nhà máy, đây cũng là loại dụng cụ dễ vận hành, tháo lắp. Được ứng dụng trong các môi trường với tính chất khác nhau như: Kiềm, axit,… Khả năng giảm hay phục hồi áp suất cực cao, kích cỡ van khá đa dạng.
Van bướm được tạo thành từ các nguyên liệu nào?
Do các đặc điểm cấu tạo của van có phần giống với cánh bướm nên được gọi là van bướm với cấu tạo khá đơn giản và nhỏ gọn. Vậy thành phần cấu tạo nên loại van được người người, nhà nhà ưa chuộng này là gì mà khiến van đem lại nhiều lợi ích đến như thế?
Thân van bướm
Thân van bướm là phần khung tròn được đúc liền khối bằng kim loại hay nhựa tùy vào nhu cầu người sử dụng, trên thân có các lỗ nhỏ dùng để định vị van vào đường ống dễ dàng bằng bulong, đai ốc. Vật liệu cấu tạo nên bộ phận này có thể là gang, thép, inox 316, 304 giúp thân van được bảo vệ trước ảnh hưởng của môi trường.
Trục van
Trục van bướm được chế tạo tỉ mỉ từ những hợp kim chịu lực tốt và có độ cứng siêu cao, ít bị ăn mòn bởi điều kiện thời tiết bên ngoài môi trường. Trục là một bộ phận quan trọng với nhiệm vụ truyền momen xoắn từ những thiết bị truyền động đến cánh van giúp van có thể đóng mở dễ dàng.
Thông thường, vị trí đặt trụ nằm ở trung tâm của van, phần trên cùng của trụ sẽ được kết nối với hàng loạt các thiết bị truyền động, phần còn lại sẽ được kết nối với đĩa van hay còn gọi là cánh van. Trục van thường được tạo bởi gang và inox, thường sẽ ít bị hư hỏng, đảm bảo chất lượng mà sản phẩm mang lại.
Gioăng làm kín
Đây là một thuật ngữ nghe khá lạ tai, gioăng làm kín là những loại gioăng, phớt, đệm được chế tạo từ những vật liệu có tính chất chịu lực tốt và khả năng chống ăn mòn do ma sát cực cao. Là một bộ phận có nhiệm vụ làm kín cổ van và trục van, ngăn chặn các lưu chất bị rò rỉ ra ngoài môi trường.
Vòng làm kín
Vòng làm kín là bộ phận làm kín đĩa và thân van, được chế tạo từ các vật liệu có độ đàn hồi cao, chống ăn mòn như: NBR, PTFE,… Vòng ép chặt vào thân van, giữ cho các lưu chất không chảy ra khi van bướm đóng lại hoàn toàn, đây cũng là bộ phận tiếp xúc với lưu chất bên trong ống nên cần lựa chọn vật liệu chế tạo phù hợp nhất.
Đĩa van
Đây được xem như thành phần quan trọng nhất của van bướm vì nó có nhiệm vụ trực tiếp trong việc đóng, mở và điều tiết dòng lưu chất ở bên trong đường ống dẫn. Đĩa van được kết nối và gắn cố định với một phần của trục bằng các chốt hãm hay bulong rất chắc chắn, đảm bảo việc lưu chất được vận chuyển dễ dàng, an toàn.
Vì đĩa luôn bị ngâm trong lưu chất nên chúng thường được chế tạo bởi những vật liệu cứng, có tính chất chịu lực cao, chống ăn mòn, bền bỉ và chịu nhiệt tốt. Tùy theo tính chất hóa học, áp lực của lưu chất và nhiệt độ có trong ống dẫn mà có thể ứng dụng để lựa chọn đĩa van sao cho phù hợp nhất.
Tìm hiểu về thiết bị truyền động của van bướm
Tay gạt của van được sử dụng như cánh tay đòn gạt qua, gạt lại để đóng, mở van, đây là loại có cấu tạo đơn giản và giá thành khá rẻ. Tay quay vô lăng gồm có 1 tay quay và 1 hộp hệ thống những bánh răng chuyển hướng. Bộ truyền động này sử dụng nguồn điện áp 220v, sử dụng khí nén tạo ra lực mô men để đóng, mở van hiệu quả.
Quy cách vận hành của van bướm có thể bạn chưa biết
Đây là dụng cụ được hoạt động bằng cách quay đĩa van một góc bằng 90 độ tương đương nửa đường tròn để đóng, mở van hoàn toàn hay quay với góc nhỏ hơn 90 độ để điều tiết dòng chảy một cách ổn định. Bản chất của sự chuyển động đĩa van luôn phụ thuộc vào việc đóng, mở van một phần hay hoàn toàn.
Nếu van chỉ được mở một phần, điều này đồng nghĩa với việc đĩa sẽ không được quay hết một phần tư đường tròn và tiết diện để các lưu chất chảy qua ống dẫn cũng sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều. Điều này có nghĩa là chỉ có một lượng nhỏ lưu chất sẽ đi qua, làm giảm đi năng suất dẫn đến việc mất nhiều thời gian.
Nếu van được mở hoàn toàn, đĩa van lúc này sẽ xoay một góc 90 độ và lưu lượng lớn các chất sẽ đi qua một cách dễ dàng. Van bướm cũng hoạt động dựa trên các thiết bị truyền động khác nhau như: Tay quay, tay gạt, bộ truyền động bằng điện, bộ truyền động bằng khí nén, giúp quá trình vận chuyển được đảm bảo nhất.
Có 1 số hoạt động thủ công trong khi một số thiết bị khác được hoạt động hoàn toàn tự động nhờ vào bộ truyền động sử dụng khí nén hay bộ truyền động chạy bằng điện, tùy thuộc vào các yêu cầu của hệ thống. Van bướm được hoạt động hiệu quả nhờ cấu tạo vận hành hợp lý, mang lại hiệu quả và tiến độ cao nhất.
Phân loại van bướm
Van bướm được biết là thiết bị rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loại, kích thước và mẫu mã, để phân loại, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí và đặc điểm như: Xuất xứ, hãng sản xuất, vật liệu chế tạo, kiểu truyền động, kết nối. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng, có thể lựa chọn những loại phù hợp với hệ thống, tối ưu chi phí.
Van bướm tay gạt
Đây là loại dụng cụ được vận hành đóng, mở bằng tay gạt, bạn chỉ cần gạt tay sang một góc 90 độ là có thể đóng, mở van và điều chỉnh dòng chảy qua đường ống. Thông thường, loại tay gạt sẽ được sản xuất từ DN50 – DN200, khi tay gạt trùng phương với đường ống là van đang mở, khi vuông góc với đường ống là van đóng.
Van bướm tay gạt có thiết kế đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần gạt là có thể đóng, mở một cách dễ dàng, sản phẩm có giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại van khác. Van có cấu tạo khá nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, chiếm không gian rất ít trong đường ống, bạn có thể dễ dàng thay lắp, bảo trì, sửa chữa một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Van bướm tay quay
Được biết đến là dòng sản phẩm có cấu tạo khá giống với van bướm tay gạt nhưng phần truyền động của nó được thay bằng tay quay với cơ cấu trợ lực hiệu quả giúp van được đóng, mở dễ dàng mà chỉ cần sử dụng một lực tác động bình thường. Thông thường, loại van này phù hợp với đường ống nước, hơi, khí,…
Các loại van tay quay này chính là sự bổ sung cho những dòng sản phẩm van tay gạt, bởi những kích thước van càng cao, đòi hỏi moment lực tác động vào sẽ càng lớn. Đây được đánh giá là thiết bị có thiết kế khá đơn giản, trọng lượng nhẹ và chiếm ít không gian trong đường ống, giúp lưu lượng chất được lưu thông dễ dàng hơn.
Loại van bướm điều khiển bằng áp suất của khí nén
Nếu bạn đang có nhu cầu cần được tự động hóa trong đường ống, có lẽ van bướm khí nén là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Thay vì đến trực tiếp vị trí của van như trước đây để điều khiển van hoạt động đóng, mở bằng tay quay hay tay gạt, giờ đây, tín hiệu sẽ được điều khiển trực tiếp, nhanh chóng ở phòng điều khiển.
Đối với loại van này, bạn có thể thay đổi trạng thái hoạt động của chúng một cách dễ dàng, chi phí đầu tư của dụng cụ tương đối thấp nhưng chất lượng mang đến lại cực cao. Van bướm là loại van dễ vận hành, dễ sử dụng, dễ lắp đặt ở mọi vị trí khác nhau trong xí nghiệp, phân xưởng hay hộ gia đình, ứng dụng cho các nhu cầu tự động hóa cao.
Lưu ý khi sử dụng, bảo trì van một cách hiệu quả
Trước khi lắp đặt van bướm, bạn hãy kiểm tra cẩn thận về các thành phần cấu tạo, nguyên lý hoạt động, áp lực, đường kính có phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình không? Loại bỏ những van bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, làm sạch bụi bẩn trước khi lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống.
Những bulong có thể được kết nối với các thiết bị trong đường ống một cách trực tiếp, dễ dàng, trong các trường hợp bình thường, van có thể được lắp ở bất kỳ vị trí nào trên đường ống. Tuy nhiên, phải đảm bảo việc bảo trì, bảo dưỡng, hướng chảy của dòng lưu chất để tránh giăng, đĩa nhanh bị ăn mòn bởi các chất trong ống dẫn.
Cố định van bướm sau khi sử dụng và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ các trục, đĩa, bánh răng và hộp số, đảm bảo các bộ phận được bôi trơn thường xuyên và ngừng sử dụng khi phát hiện van có vấn đề. Tuyệt đối không dùng đòn bẩy hay những công cụ khác để đóng, mở van, vì chúng sẽ nhanh chóng làm hỏng các bộ phận của van.
Kết luận
Qua bài viết trên, có lẽ bạn đã có thêm thông tin về van bướm – Một dụng cụ quan trọng trong việc lưu thông dòng chảy của các đường ống trong các xí nghiệp, phân xưởng hay trong các hộ gia đình. Mong bạn sẽ đưa ra được những lựa chọn đúng đắn, mang lại hiệu quả cao cho quá trình sử dụng.