Hóa chấtXử lý nước thải: Thực trạng, tác động và phương pháp xử...

Xử lý nước thải: Thực trạng, tác động và phương pháp xử lý

Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề nhức nhối của toàn nhân loại, trong đó có cả Việt Nam. Tại nước ta, xử lý nước thải vẫn luôn được chính quyền và người dân quan tâm. Vậy tại sao cần phải xử lý nguồn nước thải? Các nguồn nước thải gây ô nhiễm là đến từ đâu? Làm cách nào để xử lý các dòng nước thải và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp? Hãy tìm hiểu đáp án của tất cả các câu hỏi trên cùng chúng tôi thông qua bài viết này nhé! 

Tìm hiểu về định nghĩa nước thải

Nước thải là phần nước bẩn được thải ra sau khi đã qua sử dụng, hoặc nước qua một quá trình công nghệ và không thể sử dụng trực tiếp vào quy trình đó như nguồn nước sạch ban đầu nữa. Nguồn gốc của nước thải có thể đến từ nhiều nơi như các hộ gia đình, nhà máy, khu công nghiệp, nước thải trồng trọt chăn nuôi, nước mưa bão, dòng cống ngầm… 

Nước cống là cũng là một loại nước thải từ các khu đô thị, khu dân cư… do đó chủ yếu đã qua sử dụng và nhiễm bẩn từ các hộ gia đình. Hệ thống thoát nước khu dân cư sẽ bao gồm đường ống, tấm chắn, máy bơm, mương rãnh… để dẫn nước thải đã qua sử dụng đến nơi xử lý hoặc loại bỏ.

Tìm hiểu về định nghĩa nước thải
Tìm hiểu về định nghĩa nước thải

Xử lý nước thải là quá trình loại đưa các dòng nước thải (từ hộ gia đình, khu dân cư, nước thải thương mại…) đến nhà máy xử lý và loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Đó là một quá trình tương đối phức tạp gồm các quy trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các tạp chất ô nhiễm và được xử lý đảm bảo an toàn cho môi trường. 

Tại hầu hết các thành phố, các hệ thống thoát nước sẽ mang theo một phần nước thải công nghiệp tới các nhà máy xử lý nước thải để thực hiện lọc bỏ các tạp chất ô nhiễm. Nếu đó là một hệ thống thoát nước kết hợp thì sẽ vừa mang theo dòng nước thải công nghiệp và dòng chảy của khu đô thị đến nhà máy xử lý. 

Vậy tại sao ta cần phải xử lý nước thải?

Vì một môi trường xanh sạch và an toàn cho con người thì chúng ta phải thực hiện xử lý ngay từ các chất thải thải ra môi trường, trong đó có cả nước thải.

Nước thải độc hại như thế nào?

Trong nước thải có chứa rất nhiều thành phần độc hại không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người mà còn gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường sống của rất nhiều loại động vật. Cụ thể:

Đối với ngành công nghiệp: nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng lớn và các chất độc hại khác mà khó để có thể lọc sạch nếu chỉ dùng cách lọc thông thường như: Photpho, Nito, COD vượt ngưỡng an toàn, nồng độ BOD, các chất lơ lửng…

Đối với khu dân cư, khu đô thị: nước thải sinh hoạt hằng ngày thải ra từ các khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị… là rất lớn. Trong nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm như BOD, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng… 

Đối với y tế: nước thải từ các trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám… chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, các loại virus, cả hóa chất độc hại… mà nếu phát tán ra ngoài môi trường có thể trở thành nguồn lây lan các căn bệnh nguy hiểm cho người và động vật. 

Ảnh hưởng của nước thải

Nếu không xử lý nước thải cẩn thận trước mà thải thẳng ra môi trường dòng nước chứa rất nhiều tạp chất gây hại, gây bệnh như trên thì hậu quả mang lại rất nặng nề. Dòng nước thải sẽ hòa vào với nước hồ, sông, suối, ao… sẽ gây ô nhiễm, thối môi trường nước, hệ sinh thái dưới nước sẽ chết dần chết mòn vì môi trường nước không thể sinh sống được. Thậm chí, nước thải sẽ ngấm vào mạch nước ngầm. Tất cả các nguồn nước sạch sẽ đều bị lây lan ô nhiễm nhanh chóng và dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước sạch. 

Ảnh hưởng của nước thải
Lý do để chúng ta cần phải xử lý nước thải

Chúng ta sẽ không còn nước sạch để dùng, và hệ sinh thái xung quanh cũng sẽ suy thoái trầm trọng vì không sinh vật nào có thể sống sót khi môi trường sống đã bị hư hại nghiêm trọng. Nếu có sử dụng nước, thì chính nguồn nước chúng ta sinh hoạt hằng như tắm rửa, nấu nướng, uống… hằng ngày sẽ chứa các hóa chất độc hại do chính ta thải ra. 

Câu chuyện xử lý nguồn nước thải không phải là vấn đề của riêng một ai mà là của toàn xã hội, của nhân loại. Do đó đầu tư và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải là hoàn toàn cần thiết. Hành động ngay từ bây giờ sẽ bảo vệ được môi trường và chính xã hội chúng ta cho hiện tại và cả tương lai. Đừng để vấn đề trở nên không thể cứu vãn, hãy hành động trước khi quá muộn. 

Một số nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường

Các nguồn nước thải đa dạng, có thể đến từ cuộc sống hằng ngày của chúng ta, hoặc đến từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của chúng ta. Có thể chính ta đang vô tình tạo ra chất gây ô nhiễm mà không hề hay biết.

Nước thải từ sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước bẩn thải ra từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình hay các cơ sở kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, khu du lịch, khách sạn… Tỷ lệ nước thải sinh hoạt thải ra các sông hồ, kênh rạch là khá cao, chiếm lên đến 30% trên tổng số. 

Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng BOD5, chất rắn lơ lửng và các hợp chất hữu cơ nitơ khác cao. Ngoài ra còn chứa dầu mỡ, các chất từ hoạt động tẩy rửa  trong sinh hoạt, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. 

Nước thải từ công nghiệp 

Ngày nay, các ngành công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng quy mô hơn trước. Phạm vi phân bố ngày càng rộng đồng nghĩa với lượng nước thải ra cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên mức đầu tư cho xử lý nước thải vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu xử lý lượng lớn nước thải như vậy. 

Nước thải từ nông nghiệp

Hoạt động canh tác, trồng trọt hằng ngày cũng thải ra lượng lớn nước thải. Đặc biệt thành phần của các hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón… cũng có ảnh hưởng lớn đến mạch nước ngầm. Nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi cũng ít khi được xử lý. Đặc biệt hiện nay phổ biến chăn nuôi tập trung và thâm canh quy mô lớn hơn trước nên lượng chất thải thải ra từ các khu này rất lớn. Đáng buồn thay là đều chưa được xử lý một cách hợp lý trước khi thải ra môi trường.

Ngoài ra, hoạt động của các làng nghề như dệt nhuộm, làm giấy… cũng thải ra một lượng nước ô nhiễm lớn. Tuy nhiên rất ít làng nghề có hệ thống xử lý dòng nước bẩn, mà trực tiếp thải thẳng ra sông hồ…

Chất thải rắn

Chất thải rắn
Một số nguồn nước thải ô nhiễm thường xuyên

Ngoài các nguồn nước thải kể trên thì chất thải rắn chưa được kiểm soát cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Một lượng lớn các chất thải rắn đổ bừa bãi, không được xử lý gây ô nhiễm và tắc nghẽn các dòng chảy, sông, hồ… Các bãi chôn lấp rác thải cũng không hợp vệ sinh, không có hệ thống thu gom rõ ràng, chứa quá tải… đều là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm các tầng nước. 

Nước thải từ y tế

Nước thải y tế phát sinh từ các cơ sở chuyên để chăm sóc và cứu trợ người bệnh, từ cơ sở khám chữa đến cơ sở sản xuất thuốc… Đặc biệt là tại các bệnh viện, với một lượng lớn các hóa chất, vi khuẩn, virus… ẩn chứa bên trong gây hại đến sức khỏe của con người. So với các loại nước thải khác thì nước thải từ y tế không lớn, tuy nhiên do tính chất độc hại mang mầm bệnh của loại hình nước thải này mà cần phải được đặc biệt quan tâm và xử lý theo đúng quy định, tránh các hậu quả nặng nề về sau.

Các phương pháp xử lý nước thải phổ biến và hiệu quả

Ngày nay rất nhiều phương pháp xử lý các nguồn nước thải đã được áp dụng, một số cách xử lý hiệu quả và được ứng dụng nhiều có thể kể đến như sau.

Công nghệ SBR để xử lý nước thải sinh hoạt

Công nghệ xử lý đối với nước thải sinh hoạt được lựa chọn hàng đầu là SBR. Ngoài ra còn dựa trên tính chất của nước thải, công nghệ xử lý, chi phí đầu tư xây dựng, diện tích xây dựng và chi phí vận hành mà lựa chọn mô hình xử lý cho phù hợp. 

Xử lý nước thải bệnh viện với công nghệ AAO kết hợp MBR

Xử lý nước thải bệnh viện thì sử dụng công nghệ AAO kết hợp MBR. Hiện nay, đây là giải pháp tối ưu có thể đảm bảo cả 3 tiêu chí: xử lý triệt để chất thải, xử lý được mầm bệnh, và module thuận tiện dễ di dời hay sửa chữa. 

Công nghệ hóa lý kết hợp nano cho nước thải dệt nhuộm

Công nghệ được lựa chọn là phù hợp để xử lý nước thải dệt nhuộm nhất hiện nay là công nghệ hóa lý kết hợp nano. Để đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý hóa lý thì chi phí đầu tư không quá cao, rất phải chăng mà hiệu quả đạt được thì khá tốt, và chi phí vận hành thấp. 

Cách để xử lý nước thải linh kiện điện tử

Cách để xử lý nước thải linh kiện điện tử
Một số phương pháp xử lý phổ biến và hiệu quả hiện nay
  • Cân bằng độ PH của nước: nước thải được thu gom và đưa đến bể phản ứng. Tại đây sẽ có thiết bị pH controller giúp tự động đo và điều chỉnh bơm định lượng hóa chất để cân bằng pH nước thải theo chủ số đã được cài đặt sẵn. 
  • Lắng bông bùn: tại bể tạo bông, pha loãng hóa chất polymer vào bể. Chất polymer sẽ kết dính các bông cặn nhỏ trôi lơ lửng lại với nhau, tạo thành một khối bông bùn lớn và lắng đọng ở dưới đáy bể. 
  • Xử lý các chất hữu cơ: các bông bùn lắng xuống đáy tại bể bể lắng. Tách phần nước và đưa phần bùn còn lại sang bể xử lý sinh học Aerotank để xử lý các chất hữu cơ. Các vi sinh vật hiếu khí được cung cấp oxy đầy đủ và liên tục sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. 

Hiệu quả đạt được đối với môi trường sống

Bạn thường nghe được mọi người khuyến khích xử lý các nguồn nước thải nhưng chưa thấy được hiệu quả của chúng? Vậy xử lý nước thải có công dụng gì và giúp ích gì cho cuộc sống chúng ta?

Bảo vệ sức khỏe của chúng ta

Bảo vệ sức khỏe của chúng ta
Xử lý nước thải giúp bảo vệ môi trường và bảo vệ chúng ta

Thông qua các lợi ích đã nêu ở trên thì có thể thấy được rằng, kết quả cuối cùng mà việc bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp dẫn đến đều là tạo môi trường sống an toàn cho con người. Có thể nói bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chúng ta.

Giảm ô nhiễm môi trường nước 

Nước thải sinh hoạt có thể chứa nhiều hóa chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh… Nếu trực tiếp thải ra môi trường thì không chỉ sống suối ao hồ mà cả mạch nước ngầm cũng có thể bị ô nhiễm, sẽ gây ra các căn bệnh như viêm da, ngộ độc, ung thư… cho người dân. Vì vậy, việc xử lý nước thải sinh hoạt sẽ giúp giảm ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ sức khỏe người dân. 

Giảm ô nhiễm môi trường đất

Nguồn nước thải độc hại thải ra sẽ trực tiếp ngấm xuống đất, gây ô nhiễm đất tại vùng đó. Đó có thể môi trường sinh sống của nhiều loài động thực vật. Hay thậm chí đó là nguồn đất canh tác của nhiều hộ gia đình. Đất bị ô nhiễm có thể dẫn đến lương thực thực phẩm, động vật chăn nuôi,… đều bị nhiễm độc. Do đó cần ngăn chặn ô nhiễm ngay từ nguyên nhân đầu tiên.

Giảm ô nhiễm không khí

Nước sông, hồ, ao bị ô nhiễm hay các nguồn nước thải chưa xử lý sẽ bốc mùi hôi thối, gây hại đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người dân xung quanh.

Kết luận

Trên đây là bài viết về xử lý nước thải, cũng như là một lời cảnh tỉnh đến mọi người hãy hành động ngay để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Hiện nay có rất nhiều mô hình khác nhau để xử lý các nguồn nước, hãy lựa chọn công nghệ phù hợp và hiệu quả nhất.

Xem Nhiều Nhất