Tốt nghiệp Kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu? Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu?
Hiện nay, Công nghệ thông tin nằm trong top 10 ngành có mức lương cao nhất. Trong đó, Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành được đánh giá là có mức lương hấp dẫn. Tại Việt Nam, mức lương trung bình của chuyên ngành này dao động từ 10 – 25 triệu/tháng. Mức lương của sinh viên vừa ra trường dao động từ 8 – 11,2 triệu/tháng và cấp độ quản lý từ 30- 66 triệu/tháng. Đối với lập trình viên có kinh nghiệm và kiến thức về Blockchain thì mức lương có thể gấp 3 lần so với nhà tuyển dụng đưa ra. Tùy vào mỗi vị trí, nhân viên sẽ có các mức lương khác khác nhau.
2. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm
Trong bối cảnh hiện nay, ngành Kỹ thuật phần mềm ngày càng phát triển và có triển vọng rất lớn trong tương lai. Đây là chuyên ngành có thể đưa nền công nghệ Việt Nam lên một tầm cao mới. Theo số liệu của Careercast thống kê, Kỹ thuật phần mềm là một trong những chuyên ngành được đánh giá cao nhất về cơ hội việc làm.
Theo báo cáo thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin VietnamWorks, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này tăng gấp 4 lần so với 10 năm qua. Riêng chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm chiếm hơn 50% và có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành. Do đó, đây là ngành học đem đến nhiều triển vọng đối với các bạn trẻ.
Cơ hội và nhu cầu việc làm của chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn và trở thành một ngành vô cùng “khát” nhân lực. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nhiều lựa chọn và có thể đảm nhận một số vị trí như:
- Nhân viên/ chuyên viên tại các công ty phần mềm
- Lập trình viên (Coder)
- Chuyên viên thiết kế, lắp đặt, quản trị, bảo trì phần mềm máy tính tại các cơ quan, công ty, trường học, …
- Kiểm thử phần mềm
- Quản lý dự án Công nghệ thông tin
- Giám đốc kỹ thuật
3. Kỹ thuật phần mềm học những gì?
Sinh viên Kỹ thuật phần mềm sẽ được đào tạo các kiến thức về ngôn ngữ lập trình như Java, C Sharp, tư duy về các giải thuật, quy trình sản xuất phần mềm, kiểm thử phần mềm, quản lý các dự án CNTT,…
Đồng thời, trong giai đoạn học chuyên ngành hẹp, sinh viên Kỹ thuật phần mềm có thể lựa chọn các môn học chuyên ngành để nghiên cứu và làm đề tài như: Phần mềm quản lý doanh nghiệp; Hệ thống mạng và phân tán; Phần mềm nhúng; Hệ thống tài chính và thương mại điện tử; Phần mềm cho các hệ thống di động…
4. Mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm trên thế giới?
Theo Indeed, mức lương trung bình của một nhân viên phát triển phần mềm ở Hoa Kỳ vào năm 2020 là $106,816. Các nhân viên có có ít hơn 1 năm kinh nghiệm được trả $101.178, trong khi mức lương trung bình của nhà phát triển phần mềm cho các kỹ sư cấp cao có 6-9 năm kinh nghiệm là $118.898.
Mức lương trung bình của kỹ sư phần mềm ở Thụy Sĩ thấp hơn ở Mỹ và đạt $88, 773. Mức lương của kỹ sư phần mềm ở Đức là $54.705.
5. Vì sao lương ngành Kỹ thuật phần mềm hấp dẫn?
Trong bối cảnh thị trường công nghệ Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh như hiện nay, có rất nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực này đã đang và sẽ có ý định xâm nhập. Báo cáo của TopDev cho biết, tính đến quý II/2018, lượng việc làm IT đã tăng đến 74% so với năm 2012 và tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, Việt Nam sẽ cần đến 350.000 – 500.000 nhân lực IT đến trước cuối năm 2021.
Tình trạng thiếu hụt lập trình viên có năng lực khiến nghề này càng trở nên “có giá” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công nghệ thông tin là ngành có tốc độ thay đổi chóng mặt, điều này đòi hỏi ứng viên phải luôn cập nhật, học hỏi và tiếp thu cái mới để không bao giờ bị thụt lùi.
6. Cách cải thiện mức lương ngay từ khi khởi điểm?
Khi mới ra trường, phần lớn chúng ta ít ai đặt mức lương là yếu tố hàng đầu khi xin việc. Tuy nhiên, không có thể phủ nhận rằng, một mức lương cao sẽ có tác dụng tạo động lực rất nhiều cho người lao động khi làm việc, dù nó không phải tất cả. Vậy tại sao không “tối đa hóa” mức lương trong khả năng của bản thân mình?
Với một lập trình viên front-end và lập trình viên back-end cần học những gì để có mức lương khởi điểm 8 đến 15 triệu? Một lập trình viên front-end cần thành thạo 3 ngôn ngữ chính: HTML, CSS, và ngôn ngữ lập trình JavaScript. Ngoài việc thông thạo các ngôn ngữ đó, các lập trình viên front-end cần phải làm quen với các framework như Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS, và EmberJS, để đảm bảo nội dung luôn hiển thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau, và các thư viện như jQuery và LESS, đóng gói code vào trong một hình thức giúp tiết kiệm thời gian và hữu dụng hơn.
Tương tự, để cải thiện mức lương ngay từ khi khởi điểm, các lập trình viên back-end nên trau dồi thêm cách sử dụng các ngôn ngữ server-side như PHP, Ruby, Python, Java, và Net để xây dựng một ứng dụng, và các công cụ như MySQL, Oracle, và SQL Server để tìm kiếm, lưu trữ, hoặc thay đổi dữ liệu và phục vụ trở lại tới người dùng trong phần front-end.
Nếu nói về một ngành nghề mà độ HOT hay sự hấp dẫn của nó chưa bao giờ “hạ nhiệt”, các bạn chắc sẽ nghĩ ngay đến nhóm ngành Công nghệ thông tin. Từ khi máy tính là công cụ thiết yếu cho sự phát triển của doanh nghiệp, trong đời sống công việc cũng như sinh hoạt của con người, thì những ngành học thuộc nhóm ngành lớn Công nghệ thông tin luôn được các bạn sinh viên ưu tiên lựa chọn. Trong đó, phải nói đến ngành học Kỹ sư phần mềm.