Kỹ sư xây dựng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát các dự án xây dựng, bao gồm cả công cộng và tư nhân. Hiện tại nhu cầu tuyển dụng việc làm nghề này rất lớn. Nên chỉ cần bạn có kỹ năng và chuyên môn phù hợp sẽ không lo thiếu việc.
Tuy nhiên, để ứng tuyển thành công bạn cần hiểu công việc của một Kỹ sư xây dựng là gì, cũng như có nhìn khái quát về yêu cầu trình độ và triển vọng nghề nghiệp của nghề này. Vì vậy, trong bài viết này sẽ chia sẻ cùng bạn đọc các thông tin về Kỹ sư xây dựng và các loại Kỹ sư xây dựng hiện nay là gì.
1- Mô tả công việc của Kỹ sư xây dựng
Trong vai trò của người hiện thực hóa các bản vẽ, Kỹ sư xây dựng sẽ phải lên kế hoạch, khảo sát khu vực thi công, chú ý đến vấn đề môi trường, an toàn lao động và các vấn đề khác cũng như chỉ đạo và giám sát để dự án tiến hành thuận lợi nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Khó khăn của nghề Kỹ sư xây dựng – Chia sẻ nghề nghiệp
- Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê?
- Đặc trưng ngành nghề kỹ sư xây dựng có thể bạn không biết
Sau đây là một số nhiệm vụ cụ thể mà bạn sẽ phải làm nếu trở thành Kỹ sư xây dựng:
– Chỉ đạo và giám sát dự án xây dựng an toàn, đúng tiến độ.
– Khảo sát khu vực thi công, phân tích bản vẽ, báo cáo, bản đồ,… trước khi triển khai thi công.
– Nghiên cứu tính khả thi của bản vẽ thiết kế và các nghiệp vụ có liên quan, đảm bảo đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Tư vấn và giải quyết những vấn đề hoặc những sai sót phát sinh trong quá trình thi công.
– Giám sát và hướng dẫn nhân viên thi công theo đúng yêu cầu kỹ thuật và tiến độ.
– Theo dõi tiến độ xây dựng và lập báo cáo tình hình thi công cho bản quản lý dự án.
– Quản lý ngân sách và công tác mua sắm trang thiết bị cần cho việc thi công.
– Làm việc với các bên liên quan để cập nhật tiến độ và đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
– Tính toán, kiểm soát khối lượng thi công của hạng mục trực tiếp giám sát.
– Phối hợp với giám sát chủ đầu tư trong việc nghiệm thu công tác thi công.
– Thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn của ngành về các loại giấy phép, tài liệu kỹ thuật và các hồ sơ tài liệu thi công khác.
– Quản lý công tác sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng khi được yêu cầu.
2- Các loại Kỹ sư xây dựng
Tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo cụ thể tại các trường đại học mà Kỹ sư xây dựng sẽ được phân loại thành:
– Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp
– Kỹ sư xây dựng công trình quân sự
– Kỹ sư xây dựng cầu đường
– Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi
– Kỹ sư xây dựng công trình biển
– Kỹ sư xây dựng đô thị
– Kỹ sư tin học xây dựng
– Kỹ sư vật liệu xây dựng
– kỹ sư xây dựng sân bay
– Kỹ sư cơ khí xây dựng
– Kỹ sư thiết kế xây dựng
3- Học gì để trở thành Kỹ sư xây dựng
Để làm nghề Kỹ sư xây dựng bạn cần tốt nghiệp ngành xây dựng tại các trường có đào tạo chuyên ngành này. Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 4-5 năm. Bên cạnh đó bạn còn phải có một số chứng chỉ khác như chứng chỉ an toàn lao động, chứng chỉ giám sát để thực hiện một số công việc nhất định trong ngành xây dựng.
Ngoài ra bạn còn phải đáp ứng những yêu cầu phổ biến khác như:
– Biết đọc bản vẽ và bóc tách bản vẽ
– Sử dụng thành thạo các phần mềm liên quan đến thiết kế và xây dựng như AutoCAD, Civil 3D,…
– Có kỹ năng quản lý và giám sát dự án.
– Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.
– Có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình.
– Quản lý thời gian tốt.
4- Triển vọng nghề nghiệp Kỹ sư xây dựng
+ Cơ hội nghề nghiệp
Để phát triển đất nước, công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng nên ngành xây dựng trở thành ngành giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy mà cơ hội việc làm ngành xây dựng hiện rất nhiều.
Theo dự báo, việc làm ngành xây dựng (có bao gồm Kỹ sư xây dựng) sẽ tăng trưởng khoảng 8%, tính đến năm 2024. Và đây vẫn là một trong những ngành có mức lương tốt đối với những sinh viên mới ra trường.
Tốt nghiệp ngành xây dựng, bạn có thể trở thành một kỹ sư tại nhiều mảng khác nhau của ngành, như là: thiết kế xây dựng, giám sát công trình, kiểm tra vật liệu thi công, làm giá, hồ sơ thầu,… Nếu có kỹ năng quản lý, bạn có thể đảm nhận các vai trò như quản lý dự án, quản lý chi phí hoặc kỹ sư về an toàn thiết kế.
+ Định hướng cho ngành xây dựng
Sau một thời gian làm việc, kỹ sư nào cũng muốn được thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Thường thì tại những vị trí quản lý bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn và có cơ hội thể hiện tài năng và những nỗ lực của mình.
Để thăng chức bạn cần có từ 4 năm kinh nghiệm trở lên. Có khả năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng giao tiếp tốt. Quan trọng hơn bạn cần phải liên tục học hỏi và kiếm cho mình những chứng chỉ xây dựng cần thiết.
Nếu muốn có mức lương cao hơn bạn cần nỗ lực làm việc để tích lũy thêm kinh nghiệm. Đồng thời còn phải chú ý học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mới để có phương pháp làm việc hiệu quả hơn. Với năng lực tốt và uy tín cá nhân trong ngành bạn sẽ có cơ hội đảm nhận nhiều dự án quy mô lớn và nhận được nhiều dự án hơn. Từ đó mức lương của bạn cũng sẽ tăng lên.
Có thể bạn quan tâm:
- Mạch điện – Tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người
- Khởi động từ là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm thêm những công việc khác khi có thời gian rảnh. Chẳng hạn kỹ sư thiết kế xây dựng có thể nhận thiết kế các công trình, dự án bên ngoài; kỹ sư tin học xây dựng có thể nhận các dự án lập trình;… Khả năng kiếm thêm thu nhập phụ thuộc nhiều vào chuyên ngành và mạng lưới quan hệ của bạn.
Tóm lại, Kỹ sư xây dựng là một nghề hot với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vì vậy bạn hãy dựa trên sở thích và năng lực của bản thân mà lựa chọn một chuyên ngành phù hợp và nỗ lực học tập, rèn luyện để có một sự nghiệp rực rỡ.