Nếu kiến trúc sư là người tạo ra bản vẽ công trình thì kỹ sư xây dựng là người hiện thực hóa bản vẽ đó. Bài viết giới thiệu sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật những thông tin công việc kỹ sư xây dựng hiện nay qua bài viết dưới đây.
Đặc trưng ngành và tính chất công việc của kỹ sư xây dựng
– Các chuyên ngành xây dựng đều là khối ngành kỹ thuật nên chương trình học thường khá khô khan, chủ yếu liên quan đến tính toán
– Công việc của kỹ sư xây dựng chủ yếu đi công tác xa nhà nên ngành này rất ít nữ giới thi vào
– Đặc thù công việc ngành xây dựng yêu cầu người làm nghề cần có sức khỏe tốt, ngoài khả năng tính toán – cẩn thận – chịu được áp lực công việc còn phải có kỹ năng giao tiếp và hiểu biết xã hội
– Tính chất công việc nghề xây dựng nhìn chung là không điều độ và ít ổn định
Có thể bạn quan tâm:
- Người kỹ sư xây dựng cần biết những gì? Giải đáp nhanh
- Các loại Kỹ sư xây dựng hiện nay là gì? Tổng hợp chi tiết
- Khó khăn của nghề Kỹ sư xây dựng – Chia sẻ nghề nghiệp
Yêu cầu về trình độ và kỹ năng của Kỹ sư xây dựng
– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng
– Biết đọc – bóc tách bản vẽ thiết kế, sử dụng thành thạo các phần mềm liên quan đến thiết kế và xây dựng như AutoCAD, Civil 3D…
– Có kỹ năng quản lý và giám sát dự án
– Có kỹ năng giao tiếp – biết cách phối hợp làm việc nhóm
– Có kỹ năng giải quyết vấn đề với những sự cố phát sinh và quản lý tiến độ công việc hiệu quả…
Kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu?
Công việc của nghề xây dựng có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm ngoài
công trường
|
– Tính chất công việc khó khăn hơn do ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng hay biến cố công trường
– Công việc ít ổn định, di chuyển nhiểu |
• Kỹ sư thi công
• Kỹ sư giám sát thi công • Chỉ huy trưởng công trình |
Nhóm trong
công xưởng |
– Tính chất công việc đỡ vất vả hơn | • Kỹ sư giám sát nội bộ
• Kỹ sư quản lý chất lượng • Chuyên viên phát triển sản phẩm |
Nhóm trong
văn phòng |
– Môi trường làm việc mát mẻ, không cần phải ra ngoài trời nhiều | • Chuyên viên thiết kế và quản lý kế hoạch dự án
• Chuyên viên tư vấn xây dựng • Chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất • Chuyên viên lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu • Chuyên viên thẩm định chất lượng công trình • Chuyên viên kiểm toán xây dựng • Chuyên viên dự toán… |
Vì sao nên chọn nghề kỹ sư xây dựng?
1. Nghề kỹ sư xây dựng có thể thỏa sức sáng tạo
Đặc thù của nghề kỹ sư xây dựng khá khô khan, nhiều áp lực và nhiều vất vả cho nên phần đông người theo nghề này đều là nam giới. Tuy nhiên, có đam mê và nỗ lực thì không gì có thể ngăn cản bạn chinh phục thành công trong nghề này. Làm kỹ sư xây dựng ngoài việc bạn sẽ được đi nhiều, phiêu lưu nhiều, thỏa sức sáng tạo, thiết kế và hiện thực hóa những ý tưởng của bản thân.
2. Cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai
Hiện nay, kỹ sư xây dựng đang là ngành thu hút nhân lực nhất và xu hướng này vẫn đang trên đà tăng trưởng. Có xu hướng này bởi sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tác động của nền kinh tế thị trường kéo theo nhu cầu xây dựng tăng nhanh chóng. Do đó, trong khoảng 10 năm tới, nghề kỹ sư xây dựng vẫn mở đầy cơ hội chào đón các ứng viên.
Trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đất nước hiện nay, xây dựng là ngành đóng vai trò chủ đạo. Do đó, cơ hội việc làm ngành xây dựng là rất nhiều. Nếu bạn yêu thích công việc ngành này, muốn trở thành một kỹ sư xây dựng để có mức thu nhập cao thì hãy tìm hiểu thêm về danh sách các trường có ngành xây dựng trên cả nước.
3. Nghề kỹ sư xây dựng đang thiếu trầm trọng nhân lực
Hiện nay, nhu cầu về xây dựng luôn tăng nhanh, đội ngũ công nhân dồi dào nhưng lại thiếu về đội ngũ kỹ sư có thể quản lý, giám sát và đảm bảo cho các công trình xây dựng hoàn thiện đúng thời gian, đúng tiêu chuẩn. Do đó, tại nhiều công trường xây dựng đang tồn tại cảnh thừa các lao động chưa qua đào tạo, thiếu kỹ thuật và những cử nhân kỹ sư xây dựng trở nên rất có giá và không bao giờ thiếu việc làm.
4. Công việc đa dạng, nhiều lựa chọn
Nghề kỹ sư xây dựng có thể chia thành ba nhóm ngành: Ngoài công trường, trong công xưởng và làm việc văn phòng.
Các vị trí làm việc ngoài công trường bao gồm: Kỹ sư thi công, kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường,…
Trong công xưởng: kỹ sư quản lý chất lượng, kỹ sư giám sát nội bộ, chuyên viên phát triển sản phẩm, …
Trong văn phòng: Nhân viên quản lý, chuyên viên tại phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng, tư vấn công trình xây dựng, …
Với sự đa dạng nhóm ngành nghề và do nhu cầu thiếu nhân lực hiện nay cho nên ứng viên theo đuổi nghề kỹ sư xây dựng không khó để tìm kiếm cho mình một công việc ưng ý.
Có thể bạn quan tâm:
- Máy khí dung và những công dụng tuyệt vời trong y khoa
- Động cơ điện – Tổng quan kiến thức có liên quan đến động cơ
5. Nhiều lựa chọn cơ sở đào tạo chất lượng
Hiện cả nước có khoảng 29 trường đại học, 21 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 19 trường trung cấp và 1 học viện đào tạo ngành nghề kỹ sư xây dựng. Ngoài ra, để nâng cao tay nghề, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể đi du học hoặc thực tập tại nước ngoài như Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,
Kết luận
Các công trình xây dựng là một yếu tố để đánh giá sự phát triển của một quốc gia và các kỹ sư xây dựng chính là người hiện thực hóa các bản vẽ thành công trình, biến các bãi đất trống thành các tòa nhà, khu dân cư hiện đại. Kỹ sư xây dựng – ngành nghề nhiều vất vả nhưng rất đáng tự hào, nhiều cơ hội mở rộng và nhiều trải nghiệm đáng để bạn theo đuổi.