Kỹ thuật phần mềmTổng hợp về Kỹ thuật điện tử của Đại học Bách Khoa...

Tổng hợp về Kỹ thuật điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Cùng với sự hội nhập và phát triển toàn cầu, Cơ điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì thế, ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ yêu thích máy móc và công nghệ. Hôm nay, cùng review tất tần tật những điều cần biết về ngành này nhé!

1. Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì?

Kỹ thuật cơ điện tử hay còn được gọi là Cơ điện tử, là sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện tử viễn thông. Bạn có thể hiểu đơn giản thế này: Các kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng không có kiến thức về cơ khí, còn các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, kỹ sư điện tử có thể điều khiển và kết nối tín hiệu nhưng lại không thể kết nối trí thông minh nhân tạo vào các thiết bị cơ khí để điều khiển. Chính vì vậy, kỹ sư Cơ điện tử ra đời có thể đáp ứng hết các thiếu sót trên và phối hợp nền tảng của các ngành lại với nhau.

Có thể bạn quan tâm:

Một kỹ sư cơ điện tử sẽ đưa hệ thống điều khiển bằng điện tử vào sản phẩm cơ khí, thông qua hệ thống điện tử kết nối với hệ thống trí thông minh nhân tạo để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Một ví dụ tiêu biểu cho sản phẩm của cơ điện tử đó là Robot. Theo học ngành này bạn có thể nghiên cứu tạo ra robot và các hệ thống tự động hóa để tăng độ chính xác của công việc và giảm sự phụ thuộc vào con người.

Robot – sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Robot – sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính; hệ thống điều khiển nhúng, đo lường và điều khiển thông minh; hệ thống nén – thủy lực; và các kiến thức về robot, cảm biến. Một số môn học tiêu biểu có thể kể đến: thiết kế hệ thống số, các hệ thống cơ điện tử, mạch giao diện máy tính, đo lường và dụng cụ đo, truyền động cơ khí, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi,…

Bên cạnh đó, bạn còn được đào tạo phát triển các kỹ năng: tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy logic, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,…giúp phát huy tối đa các tố chất cần thiết của một người kỹ sư cơ điện tử.

2. Ngành Kỹ thuật cơ điện tử Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hiện nay Đại học Bách Khoa Hà Nội có 4 mã ngành đào tạo về Kỹ thuật cơ điện tử đó là : ME1 (Kỹ thuật cơ điện tử), ME-E1 (Kỹ thuật cơ điện tử chương trình tiên tiến), ME-LUH (Cơ điện tử – Đại học Leibniz Hannover (Đức)) và ME-NUT (Cơ điện tử – đại học Nagaoka (Nhật Bản)).

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử ME1

Đây là ngành được xây dựng dựa trên ngành Cơ điện tử cũ và có thêm sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường nổi tiếng trên thế giới như Stanford, Shibaura, NTU,…

Là trường có truyền thống đào tạo Cơ điện tử lâu đời nên Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn có đội ngũ giảng viên uy tín nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn rộng và vững chắc để đáp ứng tốt nhu cầu công việc của ngành.

Một điểm cộng cực lớn cho sinh viên của HUST đó chính là thực hành. Thời lượng thực hành lớn cùng với cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên không bỡ ngỡ khi ra làm việc trong môi trường thực tế. Các kỹ năng như: thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng, vận hành,…đều được giảng viên hướng dẫn rất tận tình, nhờ đó bạn cũng có thể kết hợp thành thạo khả năng sử dụng công cụ hiện đại để thiết kế, nghiên cứu, chế tạo, vận hành và xây dựng các sản phẩm cơ điện tử.

Với mã ngành ME1, bạn có thể chọn hệ Cử nhân (4 năm), hệ kỹ sư (5 năm), hệ Thạc sĩ (5,5 năm) hoặc hệ Tiến sĩ (8,5 năm), mức học phí dao động từ 22-28 triệu đồng/ năm, đây là mức học phí trung bình của sinh viên khối ngành cơ khí.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử chương trình tiên tiến ME-E1

Đây là hệ đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử của Đại học Chico (Mỹ), Đại học Sibaura (Nhật Bản) và Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU).

Ngoài nội dung đào tạo thì một đặc điểm khác biệt nữa so với ME1 là chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đây là cơ hội rất tốt để bạn trau dồi vốn tiếng Anh của mình, tiến tới làm việc trong môi trường quốc tế. Vì là hệ tiến tiến nên học phí cũng hơi cao, tầm 40-45 triệu đồng/ năm.

Ngành Cơ điện tử – Đại học Leibniz Hannover (Đức) ME-LUH

Đây là chương trình đào tạo kết hợp giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Leibniz Hannover – một trong những trường hàng đầu của Đức. Dù kết hợp với đại học của Đức nhưng ngôn ngữ dạy học vẫn chủ yếu bằng tiếng Việt nhé. Các bạn sẽ được học thêm 1000 giờ tiếng Đức và từ năm thứ 3 trở đi, bạn được học một số môn bằng tiếng Đức với chuyên gia của Đại học Leibniz Hannover. Quá xịn sò đúng không nào?

Học phí của chương trình này khá cao, rơi vào 55-65 triệu đồng/ năm. Bù lại thì bạn sẽ nhận được nhiều “lợi ích” đi kèm: Được học thêm tiếng Đức tại trung tâm Việt Đức uy tín; được tham gia các khóa học tại Đức ở kỳ nghỉ hè trong vòng 2 tháng; được sử dụng các phòng nghiên cứu và phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất; được thực tập tại các tập đoàn và công ty hàng đầu trong nước và quốc tế; được học chuyển đổi sang Đức,…

Nhiều bạn thắc mắc khi học chuyển tiếp sang Đức thì như thế nào đúng không? Về điều kiện, bạn phải hoàn thành 4 năm hệ cử nhân tại ĐHBK HN, đạt điểm kiểm tra đầu vào của ĐH Leibniz Hannover, đặt chứng chỉ tiếng Đức TestDaf 4×3. Theo chính sách của Bộ GD Đức thì sinh viên quốc tế sẽ được miễn học phí, bạn chỉ cần nộp phí nhập học khoảng 100-120 EURO và phí sinh hoạt thôi nhé.

Khi sang Đức bạn cũng được tạo điều kiện làm thêm trong các hoạt động trợ giúp nghiên cứu khoa học với mức thu nhập 7,5 Euro/giờ, 37 giờ/ tháng.

Sau khi học xong, sinh viên trao đổi cũng có cơ hội ký hợp đồng lao động hợp pháp với các doanh nghiệp của Đức để tích lũy kinh nghiệm và tu nghiệp. Điều kiện quá hấp dẫn đúng không nào?

Ngành Cơ điện tử – Đại học Nagaoka (Nhật Bản) ME-NUT

Đại học Công nghệ Nagaoka – Nhật Bản
Đại học Công nghệ Nagaoka – Nhật Bản

Cũng tương tự như mã tuyển sinh ME-LUH, ME-NUT là chương trình liên kết với trường Đại học Công nghệ Nagaoka (NUT), đây là một trong những trường đào tạo kỹ thuật uy tín hàng đầu Nhật Bản. Đây là chương trình đào tạo chính duy duy nhất giúp sinh viên được trang bị cả kiến thức chuyên môn và tiếng Nhật chuyên ngành Cơ điện tử. Học phí rơi vào khoảng 55-65 triệu đồng/năm.

Đối với chương trình này sẽ có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm 2,5 năm học tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình thống nhất giữa ĐHBK HN với ĐHCN Nagaoka. Trong thời gian này bạn cũng được học tăng cường thêm tiếng Anh và tiếng Nhật.

Đến giai đoạn 2, bạn sẽ có 2 lựa chọn: 1 là học tiếp tại ĐHBKHN, viết tóm tắt luận văn tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, sau 2,5 năm bạn sẽ được nhận bằng kỹ sư của ĐHBK HN. Hoặc bạn học tiếp để lấy bằng cử nhân sau 1,5 năm  của trường ĐHBK HN.

Lựa chọn 2, nếu bạn có đủ kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, có thể chọn học chuyển tiếp sang ĐHCN Nagaoka hoặc các trường đại học khác trong cụm Đại học công nghệ (Gồm có: ĐH Gifu, ĐHCN Toyohashi, Viện Công nghệ Muroran, Viện Công nghệ Kitami, ĐH Gunma, ĐH Wakayama và ĐH Mie), bằng đại học sẽ do các trường này cấp.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trường Chuyên ngành Ngành 2022 2021
Đại Học Bách Khoa Hà Nội Kỹ thuật cơ điện tử Kỹ thuật cơ điện tử 26.33 24.28 14.18 14.18 26.91 26.91
Ghi chú TN THPT TN THPT Điểm thi TN THPT Chương trình tiên tiến; Điểm thi TN THPT

4. Học Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp của Nhà nước và các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đều sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiến tiến nhất để tăng chất lượng và năng suất sản phẩm. Chính vì thế sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.

Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng sáng tạo, thiết kế các sản phẩm cơ điện tử; ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến nhất; vận hành, bảo dưỡng, bảo trì và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có,… Nhờ đó bạn có thể đảm nhận các vị trí như:

– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần mềm và phần cứng, điều khiển máy móc, hệ thống sản xuất tự động, thiết bị tự động,….đây là vị trí rất “hot” được tuyển dụng nhiều tại các nhà máy sản xuất.

– Chuyên viên tư vấn công nghệ, lập trình kỹ điều khiển, thiết kế kỹ thuật, chuyển giao và thi công các dây chuyền, hệ thống tự động và bán tự động tại các công ty về điện, điện tử, cơ khí,…

– Nếu bạn có đủ trình độ và kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp liên quan đến cơ điện tử.

Học Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?
Học Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?

Có thể bạn quan tâm:

Với sinh viên chương trình tiên tiến và liên kết đào tạo, bạn hoàn toàn có đủ kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ để làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc trực tiếp sang nước ngoài làm việc với mức thu nhập trong mơ.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng, thay đổi diện mạo khoa học công nghệ thế giới thì đây chắc chắn là lựa chọn hàng đầu!

Xem Nhiều Nhất