Kỹ sư xây dựng được hiểu là những người phụ trách việc tư vấn, thiết kế xây dựng và giám sát thi công các công trình xây dựng. Đồng thời, kỹ sư xây dựng cũng là người chịu trách nhiệm quản lý dự án theo đúng tiến độ, kế hoạch được giao. Vậy, những khó khăn, thách thức họ phải trải qua là những điều gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Thường xuyên công tác xa nhà
Tính chất công việc của Kỹ sư xây dựng phải phụ thuộc và theo sát công trình, dự án mà họ tham gia. Do đó mà họ phải di chuyển theo công trình. Nơi đó có thể ở ngay tại tỉnh, thành phố họ sinh sống nhưng cũng có thể phải vào Nam ra Bắc hoặc đến một đất nước khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê?
- Đặc trưng ngành nghề kỹ sư xây dựng có thể bạn không biết
- Người kỹ sư xây dựng cần biết những gì? Giải đáp nhanh
Thời gian của mỗi chuyến công tác này sẽ phụ thuộc vào tiến độ thi công của đội ngũ công nhân, tác động của thời tiết, quy mô của công trình… Nhanh thì có thể là trong vài tháng, lâu hơn có thể là vài quý hoặc thậm chí là đến vài năm.
Chính vì vậy mà họ không có nhiều thời gian dành cho gia đình, người thân. Đôi khi còn phải tăng ca cả những ngày lễ tết mà không thể về nhà. Nên họ có rất ít thời gian bên gia đình. Chính vì thế mà tỷ lệ nữ giới tham gia ngành này là vô cùng thấp.
Môi trường làm việc “khắc nghiệt”
Hầu hết các kỹ sư xây dựng dành phần lớn thời gian làm việc của họ ở công trường. Ăn ngủ tại công trường, làm việc cùng những người công nhân và kỹ sư, chỉ huy công trường khác.
Trong khi công trường luôn là một môi trường bụi bặm, ồn ào và chịu những ảnh hưởng trực tiếp bởi những vấn đề thời tiết như nắng gắt hay mưa gió, giông bão, rét buốt… Tác động không nhỏ đến sức khỏe người kỹ sư.
Cũng bởi vậy mà họ luôn phải rèn luyện cho mình một sức khỏe của bản thân thật tốt để có một cơ thể khỏe khoắn để đương đầu với những khó khăn, cản trở, thách thức đến từ môi trường làm việc của mình.
Áp lực lớn
Nếu muốn có mức lương cao hơn bạn cần nỗ lực làm việc để tích lũy thêm kinh nghiệm. Đồng thời còn phải chú ý học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mới để có phương pháp làm việc hiệu quả hơn. Với năng lực tốt và uy tín cá nhân trong ngành bạn sẽ có cơ hội đảm nhận nhiều dự án quy mô lớn và nhận được nhiều dự án hơn. Từ đó mức lương của bạn cũng sẽ tăng lên.
Khối lượng công việc của kỹ sư xây dựng là rất lớn và họ thường xuyên phải thức đêm, tăng ca. Dù cho kỹ sư đó làm việc tại văn phòng, công trường hay công xưởng… Công việc của họ gắn bó chặt chẽ với dự án và bắt đầu từ trước khi nó bắt đầu thi công.
Kỹ sư xây dựng cũng phải làm việc tại công trường trong thời gian dài. Từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác mà không được gặp gia đình, người thân. Vô hình chung tạo nên những stress, áp lực vô hình.
Hài hòa giữa các mối quan hệ
Trong quá trình làm việc của mình, kỹ sư xây dựng sẽ phải gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người, từ những vị trí tháo vát nhất như công nhân đến các kỹ sư điện, kỹ sư cầu đường, chủ đầu tư, nhà thầu, cấp trên…
Làm sao để hài hòa, cân bằng được lợi ích các bên mà không làm mất lòng họ luôn là một vấn đề khó đối với nhiều người. Phải biết cứng, biết mềm, khéo léo giãn nở tùy theo không khí, ngữ cảnh cuộc đối thoại, làm việc.
Có thể bạn quan tâm:
- Khởi động từ là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng
- Động cơ đốt trong: Phân loại và nguyên lý hoạt động
Tạm kết
Thường xuyên công tác xa nhà, môi trường làm việc “khắc nghiệt” và áp lực lớn là những khó khăn, thách thức mà người kỹ sư xây dựng luôn phải đối mặt, nhẫn nại để có thể vượt qua và vững bước trên con đường sự nghiệp của mình. Chúng tôi hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn hiểu thêm về Kiến trúc sư và những khó khăn, thách thức họ phải đối mặt hàng ngày.
Tổng hợp: https://suachualapdat.net/