“Học ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì?” là câu hỏi được các thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học. Để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào trong tương lai, điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu rõ ngành học đó và cơ hội nghề nghiệp sau này ra sao. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai giúp cho các bạn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học giải tỏa được những khúc mắc.
Ngành Công nghệ sinh học là gì?
Ngành Công nghệ sinh học là ngành được xây dựng dựa trên hệ thống các sinh vật sống như: động vật, thực vật, vi sinh vật, nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ dựa trên ngành sinh học, phục vụ cho lợi ích con người, được ứng dụng rộng rãi trong trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, khoa học thực phẩm, và dược phẩm.
Có thể bạn quan tâm:
- Con gái có nên học Công nghệ sinh học? Giải đáp thắc mắc
- Tổng hợp các trường công nghệ sinh học tốt nhất hiện nay
- Tổng quan về Môn học Kỹ thuật di truyền chi tiết nhất
Đối với trình độ đại học, ngành Công nghệ sinh học thường được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Ngoài khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,.. đang được xã hội quan tâm. Trước tình hình nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để giải quyết các vấn đề trên, cùng những lợi thế đầy tiềm năng đến từ ngành công nghệ quan trọng này, ngành Công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao. Từ việc vận hành, bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về công nghệ sinh học.
Ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì?
Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết, đến năm 2020 trong lĩnh vực này nước ta sẽ cần ít nhất 25.000 lao động. Hiện có nhiều trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo triển khai ứng dụng Công nghệ sinh học được hình thành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao vẫn đang còn thiếu nên cơ hội nghề nghiệp dành cho người học Công nghệ sinh học là rất lớn.
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học các bạn có thể làm việc ở các vị trí khác nhau như:
- Quản lý tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm
- Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm
- Làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu
- Cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
Công nghệ sinh hoc được dự đoán là ngành học của tương lai, đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, vì thế chọn trường đại học nào để theo đuổi ngành này là nỗi băn khoăn của nhiều thí sinh. Trường Đại học Văn Hiến hiện là một trong những đại học uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học, sinh viên theo học được chú trọng đào tạo về chuyên ngành, những thành tựu mới về công nghệ sinh học. Ngoài ra, các bạn sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,…
Có thể bạn quan tâm:
- Hóa chất là gì? Tại sao nó lại quan trọng trong đời sống?
- Xử lý nước thải: Thực trạng, tác động và phương pháp xử lý
Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học.
Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ sinh học không, ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ sinh học khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học và trở thành một cử nhân thành công trong tương lai.